Ninh Thuận: Nông dân phấn khởi khi hành tím được giá cao
Hành tím tươi hiện được thương lái thu mua tại ruộng với giá dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg, hành khô giống có giá từ 45.000-50.000 đồng/kg, mức giá cao gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021.
Người dân xã Thanh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) vận chuyển hành tím đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Người dân trồng hành tím ở Ninh Thuận đang kỳ vọng về vụ trồng hành được mùa, được giá.
Hiện tại, hành tím củ tươi đang được thương lái thu mua tại ruộng với giá dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg, hành khô giống có giá từ 45.000-50.000 đồng/kg, mức giá cao gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, bà Lê Thị Gái (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải) xếp những bó hành củ tươi ra phơi trên nền ruộng cát. Bà Gái cho biết nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, nông dân chủ động được nguồn nước tưới nên hành tím đạt năng suất cao.
Vừa qua, gia đình thu hoạch hơn 1,3 sào hành (1.300 m2) được trên 2 tấn hành củ, bán giá bình quân 25.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư giống, phân thuốc, tiền điện bơm nước tưới, công chăm sóc, gia đình còn lãi hơn 20 triệu đồng/sào/vụ hành.
Kiểm tra những ruộng hành chuẩn bị cho thu hoạch, ông Trần Văn Tân (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải) phấn khởi chia sẻ, sau gần 50 ngày xuống giống, chăm sóc, vừa qua hơn 2 sào hành tím cho thu hoạch khoảng 4 tấn củ, thương lái tới thu mua với giá dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg. Sắp tới, 2 sào hành đã rũ lá chuẩn bị cho thu hoạch, với năng suất và mức giá giữ ổn định như trên thì gia đình có nguồn thu khá.
Theo các nông dân trồng hành ở địa phương, chi phí đầu tư giống, vật tư nông nghiệp cho 1 sào hành từ 20-25 triệu đồng. Hành là cây trồng ngắn ngày, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng 45 ngày kể từ lúc xuống giống, chăm sóc là bắt đầu thu hoạch. Nếu mưa nhiều thì thời gian thu hoạch lâu hơn từ 55-60 ngày, khác với tỏi một năm chỉ sản xuất một vụ, riêng hành một năm có thể trồng được 5 vụ.
Năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến giá hành rất bấp bênh. Thời điểm tháng 6/2021 giá hành củ tươi chỉ được từ 7.000-9.000 đồng/kg, hành giống dao động từ 17.000-18.000 đồng/kg.
Sau đó, giá hành tăng dần lên nhưng đến thời điểm cuối năm 2021, thời tiết Ninh Thuận lại mưa nhiều khiến nhiều diện tích hành bị ngập úng gây hư hại, giảm năng suất.
Hiện nay, thời tiết ở Ninh Thuận tương đối ổn định và đầu ra sản phẩm thuận lợi giúp bà con nông dân có thêm động lực để đẩy mạnh phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.
Trồng hành tím là một trong những nghề truyền thống của nông dân ở các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Các địa phương này có điều kiện khí hậu cùng chất đất pha cát đặc thù rất phù hợp cho cây hành phát triển.
Tùy từng mùa vụ, bà con lựa chọn xuống các giống hành khác nhau. Vào vụ Nam bà con chủ yếu trồng giống hành của Việt Nam (giống địa phương để từ vụ trước), đây là giống có khả năng chịu được nắng nóng, chịu được mưa. Vào vụ Bấc (tháng 9 đến tháng 12 Âm lịch) thường trồng giống hành Indonesia.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh hiện có khoảng 900ha hành, tỏi, cây gia vị các loại. Hành tím Ninh Thuận có màu sắc đẹp, củ to, chắc, thơm nồng, để được lâu nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm vào sản xuất, nhân rộng mô hình sản xuất hành, tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP. Song song với đó, tăng cường quảng bá, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân.
Nguồn: Vietnam+
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận