Nông nghiệp Sóc Trăng có nhiều điểm sáng bất chấp dịch Covid-19

Dù đang căng mình trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, Sóc Trăng vẫn nỗ lực tìm đường ra cho các sản phẩm nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn.

soc-trang-no-luc-tim-duong-ra-cho-nong-nghiep-trong-dai-dich-covid-19-105121_20210822_54.jpg

Xã viên HTX Evergrowth thu hoạch cỏ chăn nuôi bò ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Thời gian qua, Sóc Trăng liên tục thông tin về các tín hiệu vui trong tiêu thụ nông sản cũng như tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 căng thẳng.

Tại Hội nghị trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản và lưu thông, vận chuyển hàng hóa vào sáng 20/8, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Ngọc Nhã thông tin về nhiều điểm sáng.

Theo ông Nhã, tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết diện tích lúa hè – thu trên địa bàn tỉnh đã được thu hoạch gần 15.000 ha, sản lượng hơn 83.300 tấn. Về cây màu, sản lượng thu hoạch trong thời gian giãn cách đến nay hơn 6.300 tấn và sản lượng trái cây thu hoạch gần 4.000 tấn, đã tiêu thụ hơn 3.700 tấn. Riêng về tôm nuôi nước lợ đã thu hoạch gần 17.000ha, sản lượng hơn 87.100 tấn…

Tỉnh đã tạo điều kiện cho dòng xe luồng xanh từ các tỉnh khác tới địa phương để thu mua nông sản cho người dân, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các vựa thu mua, vận chuyển tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; thành lập các tổ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ tại các ấp, xã của từng địa phương; tăng cường xúc tiến thương mại…

Trước đó, trong cuộc họp của UBND tỉnh vào ngày 18/8, Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Văn Mẫn cũng đã đưa ra các quyết định tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp khi tỉnh vẫn đang thực hiện các biện pháp giãn cách phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, tỉnh đã bố trí vacxin cho người lao động tại các doanh nghiệp có nguy cơ ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, tìm cách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngay tại địa phương, tạo luồng xanh giảm khó khăn lưu thông của chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Song song đó là triển khai các gói tín dụng theo cơ chế giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn thời hạn nộp thuế cùng nhiều chính sách khác…

soc-trang-no-luc-tim-duong-ra-cho-nong-nghiep-trong-dai-dich-covid-19-105122_20210822_794.jpg

Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng tặng quà chốt kiểm soát dịch Covid-19 điểm cầu Phú Thuận, thị trấn Mỹ Xuyên.

Bám sát tiêu chí này, tỉnh đã thực thi ngay lập tức các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, sau công văn của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Evergrowth về những khó khăn trong lưu thông xe thu mua sữa cho bà con cũng như tiêu thụ sản phẩm sữa tươi đóng gói Evermilk, Sở Nông nghiệp và UBND tỉnh Sóc Trăng nhanh chóng phản hồi và đưa ra biện pháp hỗ trợ sớm, tạo điều kiện luồng xanh cho xe thu mua và vận chuyển hàng hoá.

Đồng thời, Sở NN-PTNT vận động các cơ quan, địa phương quan tâm đến sản phẩm của HTX bởi đây là đầu ra hàng ngày của hơn 2.000 hộ xã viên, là nguồn thu ổn định của nông dân đóng trên địa bàn các huyện Trần Đề, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, thành phố Sóc Trăng.

Tại cuộc họp ngày 18/8, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn cũng cho biết, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn đồng hành cùng tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm: “Doanh nghiệp là một pháo đài, từng người công nhân lao động là một chiến sĩ”.

Qua buổi họp, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cũng đã ghi nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng các doanh nghiệp và đề nghị lãnh đạo các sở, ngành chức năng có liên quan khẩn trương rà soát lại những vấn đề khó khăn, vướng mắc để giải quyết thỏa đáng, giúp cộng đồng doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, góp phần cùng tỉnh thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Về phía doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đã đóng góp không nhỏ cho các hoạt động hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và giúp đỡ người yếu thế trên địa bàn tỉnh thông qua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ). Từ nguồn lực do doanh nghiệp hỗ trợ, MTTQ tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, động viên kịp thời tới các tổ chức, cơ quan đang thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.