“Quỹ Bình ổn giá nông sản” để ứng phó giá vật tư nông nghiệp tăng cao

Trước bối cảnh giá nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, tỉnh An Giang đề xuất ban hành Quỹ Bình ổn giá nông sản.

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, rất cần ban hành “Quỹ Bình ổn giá nông sản” - đó là nội dung chính mà ông Trình Lam Sinh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang trao đổi với PV Báo Lao Động.

lapquybinhongianongn-01.jpg

Ông Trình Lam Sinh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội An Giang. Ảnh: LT

Theo ông Lam Sinh, dù đã có rất nhiều ý kiến với nhiều góc độ khác nhau, nhưng với tư cách là đại biểu của địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, mà cụ thể là lúa và cá như An Giang, xét thấy vẫn cần tiếp tục đề xuất thêm để thiết thực đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho người làm nông nghiệp.

"Chúng ta luôn xác định nông nghiệp là nền tảng, là bệ đỡ để nền kinh tế có điều kiện phát triển, nhưng trên thực tế bản thân ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhất là thời gian gần đây nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp đồng loạt tăng cao" - Lam Sinh chia sẻ.

Ông Lam Sinh đưa ra dẫn chứng: Vụ Đông Xuân 2020-2021, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 1ha vào khoảng 12- 12,5 triệu đồng. Đến vụ Hè thu 2021, chi phí này tăng lên 13,4 - 13,5 triệu đồng/ha. Nhưng đến vụ Thu đông 2021, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 1ha đã tăng lên đến 17,5 triệu đồng.

lapquybinhongianongn.jpg

Sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa đang gặp nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Ảnh: LT

Nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiều loại vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao. Cụ thể phân Urea có giá 290.000đ/bao tại thời điểm vụ Đông xuân năm 2020-2021 thì hiện nay có giá từ 975.000đ đến 1.000.000đ/bao, tăng khoảng 245%. Tương tự phân DAP giá từ 550.000đ/bao, hiện nay có giá 1.150.000đ/bao, tăng 109%; phân Kali từ 330.000đ/bao tăng lên 800.000đ/bao tăng 143%; Thuốc Tilt Super thì có giá 160.000đ/chai hiện nay là 220.000đ/chai tăng 37,5%. Và theo dự báo, giá vật tư nông nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng và ở mức cao vào vụ Đông xuân 2021-2022...

“Điều này cũng đồng nghĩa người nông dân gặp khá nhiều khó khăn, và đây chỉ mới là một phần trong các sản phẩm nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp. Vì vậy, rất mong Chính phủ và các bộ, ngành có giải pháp bình ổn giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, chế phẩm sinh học… để giúp người nông dân sản xuất có lợi nhuận trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19” - ông Lam Sinh nhấn mạnh.

lapquybinhongianongn-02.jpg

Theo Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội An Giang cần sớm ban hành Quỹ Bình ổn giá nông sản để hỗ trợ các mặt hàng nông nghiệp chủ lực quốc gia phát triển ổn định và bền vững. Ảnh: LT

Theo đó, ông Lam Sinh đề xuất sớm ban hành “Quỹ Bình ổn giá đối với nông sản”. Trước mắt có thể ưu tiên cho những sản phẩm chủ lực quốc gia như lúa gạo, tôm cá và trái cây. Bởi điều này không chỉ giúp ngành hàng nông sản chủ lực tránh được những tác động bất lợi của thị trường, phát huy lợi thế đặc thù để phát triển bền vững trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, theo ông Lam Sinh, cần có cơ chế chính sách riêng cho các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long để ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp, đầu tư phát triển hệ thống logistic, các kho trữ lạnh để giải quyết vấn đề lưu trữ nông sản vào những thời điểm thu hoạch cao điểm và phục vụ tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.