Sau nhiều năm rớt thảm, giá cà phê Khe Sanh quả tươi tăng cao
Từ đầu vụ đến nay, giá cà phê quả tươi ở thủ phủ trồng cà phê của tỉnh Quảng Trị tăng hơn gấp đôi so với những năm trước.
Thu hoạch cà phê tại huyện Hướng Hóa. Ảnh: KH.
Ngày 1.12, lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho biết, vụ mùa năm 2021 này, nông dân trồng cà phê tại địa bàn vui mừng vì giá rất cao. Tuy nhiên, năm nay diện tích cây cà phê cho thu hoạch giảm, năng suất cũng không cao như các vụ mùa trước.
Xã Hướng Phùng là địa phương trồng cà phê chủ lực của huyện Hướng Hóa, nhưng nay chỉ còn hơn 2.400ha diện tích trồng cây cà phê, trong đó khoảng 2.000ha đang cho thu hoạch. “Những năm trước, giá cà phê rất thấp, nên người dân không còn mặn mà. Quá trình chăm sóc cũng bỏ bê, nên diện tích thu hẹp và năng suất cũng giảm nhiều. Năm nay mỗi ha chỉ thu được 4,5 đến 5 tấn quả tươi, nhưng giá rất cao nên người dân phấn khởi” – ông Phan Ngọc Long – Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, cho biết.
Hiện, mỗi cân cà phê quả tươi có giá giao động từ 12.000 đồng đến 13.500 đồng. Vào thời điểm đầu vụ, giá từ 5.000 nghìn đồng/kg rồi nhích dần lên. Ở vụ mùa năm 2020, giá mỗi kg cà phê giao động chỉ từ 4.000 đồng 6000 đồng/kg, chưa bằng 1 nửa so với năm nay.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có hơn 4.400 ha cà phê, tập trung chủ yếu ở các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Tân Liên và thị trấn Khe Sanh. Trong đó, một nửa diện tích đã bị già cỗi, thoái hóa và nhiễm sâu bệnh nặng.
Ông Lê Quang Thuận – Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, năm nay năng suất cà phê trên địa bàn không bằng những năm trước, nhưng chất lượng thì lại tăng cao và giá cũng cao. Mấy năm trở lại, từ nguồn hỗ trợ của tỉnh và của huyện, đã tiến hành việc tái canh cây cà phê, nhưng do giá quá thấp nên nông dân không mặn mà. “Nhưng vụ mùa này giá lên rất cao, nên hiện có một số xã đã đăng ký để tái canh các diện tích cây cà phê già cỗi. Đó là tín hiệu tốt để phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn, lấy lại vị thế và xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh” – ông Lê Quang Thuận, nói.
Tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2021 do Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức thu hút sự tham gia của 41 đơn vị đến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sơn La, Quảng Trị, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Đắk Lắk đăng ký tham gia với 74 mẫu dự thi. Trong đó, có 45 mẫu Robusta và 29 mẫu Arabica. Kết quả, trong 20/47 mẫu cà phê đặc sản lọt vào vòng chung kết, đã có 3 mẫu Arabica và 3 mẫu Robusta đạt điểm cao nhất được Ban tổ chức lựa chọn để trao giải cho các đơn vị tham gia. Trong đó, sản phẩm cà phê Arabica Khe Sanh xuất sắc đạt giải Nhất.
Nguồn: Theo báo Lao động
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận