Sầu riêng Đắk Lắk giá giảm vẫn cho giá trị kinh tế lớn

Dù dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ khiến giá sầu riêng Ri6 và Dona có giảm nhưng việc tiêu thụ vẫn tương đối thuận lợi nên mặt hàng này vẫn cho giá trị kinh tế cao nhất tỉnh Đăk Lăk.

4702_sr3.jpg

Đắk Lắk đang vào chính vụ sầu riêng. Trước những lo lắng dịch Covid-19 ảnh hưởng chuỗi lưu thông nông sản sẽ làm sầu riêng mất giá, khó tiêu thụ… nhưng thực tế tại huyện Krông Pắk - vựa sầu riêng lớn nhất tỉnh cho thấy, dịch Covid-19 dù gây ảnh hưởng không nhỏ, giá có giảm, nhưng sầu riêng vẫn là cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao nhất ở tỉnh.

Giữa tháng 8, trong tiết trời nhiều mây, ông Lê Quang Anh, thôn Phước Hòa, xã Ea Yông, cùng gần 10 nhân công đang cắt sầu riêng trong khu vườn rộng 1 ha, vận chuyển ra bãi tập kết chất lên xe tải xuất bán cho thương lái. Ông Anh chia sẻ, sầu riêng năm nay được mùa hơn năm ngoái. Giá sầu riêng Dona năm nay có giảm chút ít, nhưng tiêu thụ vẫn tương đối thuận lợi.

“Sản lượng sầu riêng năm nay của gia đình đạt sản lượng khoảng 25 tấn quả. Toàn bộ đã được thương lái đặt cọc thu mua hết với giá tại vườn là 41.000 đồng/kg. Ngày đầu tiên họ cắt hơn 1,7 tấn, hôm nay được trên 2 tấn nữa. Do dịch chở không được nhiều như năm ngoái, ví dụ năm ngoái chở một đợt tầm 5 tấn, thì năm nay ít hơn tầm 2 - 2,5 tấn mỗi đợt”, ông Anh cho hay.

Cách vườn của ông Lê Quang Anh không xa, là vườn sầu riêng Dona rộng 1,5 ha của ông Lê Văn Thành. Dù một số vườn xung quanh đang thu hái tấp nập nhưng ông Thành vẫn tiếp tục chờ. Nhiều thương lái đến hỏi mua nhưng gia đình chưa đồng ý bán.

“Hiện tại gia đình chưa bán vì sầu riêng vẫn chưa chín nhiều. Số chín ít hiện nay nếu thu chỉ được khoảng 5 - 7 tạ mỗi lần sẽ tốn công thu hái nên đợi sầu riêng chín đều rồi bán 1 lượt. Ngày nào các thương lái họ cũng chạy xe vào hỏi mua nhưng gia đình chưa vội nhận chốt cọc bán, nhưng họ vẫn hẹn khi nào cần bán cứ điện là họ vào mua ngay, quả to hay nhỏ đều nhập hết với giá 42.000 đồng/kg tại vườn. So với năm ngoái, giá sầu riêng năm nay không chênh lệch nhiều, chỉ giảm một chút”, ông Thành chia sẻ.

Krông Pắk hiện là vùng sầu riêng kinh doanh lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, với 3.500 ha, trong đó khoảng 2.400 ha đang thu hoạch, chủ yếu là giống Dona. Nơi đây cũng tập trung những doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu sầu riêng lớn nhất tỉnh.

Theo đại diện Công ty CP Thương mại xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn, xã Ea Kênh, năm nay sầu riêng được mùa, mỗi ha có thể đạt từ 22 – 25 tấn, tăng từ 15 – 20% so với năm ngoái. Từ đầu vụ đến nay, mỗi ngày doanh nghiệp thu mua từ 8 - 10 tấn xuất đi các tỉnh, thành như Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Hà Nội và một số thị trường quốc tế là Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong... Từ đầu vụ, giá thu mua sầu riêng Ri6 đạt từ 30.000 – 35.000 đồng/kg; sầu riêng Dona từ 40.000 – 45.000 đồng/kg.

Ông Lê Viết Chiến, Phó Giám đốc công ty cho biết, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sầu riêng đều rất lớn. Doanh nghiệp dự kiến thu mua khoảng 25.000 tấn trong năm nay, vừa phục vụ chế biến cấp đông vừa để xuất khẩu. Kế hoạch này sẽ được thực hiện trót lọt nếu không phát sinh khó khăn quá lớn trong khâu vận chuyển.

“Năm nay doanh nghiệp dự kiến thu mua sầu riêng để sơ chế bóc múi rồi đóng gói cấp đông khoảng từ 4.000 – 5.000 tấn dành cho tiêu thụ dần; hàng xuất khẩu dự kiến khoảng 20.000 tấn. Hiện doanh nghiệp vẫn nhập hàng để xuất khẩu nhưng số lượng ít, chưa nhiều. Cái khó nhất hiện nay là đường vận chuyển vì phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid – 19 và tìm kiếm thị trường xuất khẩu chính ngạch. Giải quyết được việc vận chuyển trong bối cảnh dịch bệnh và tìm kiếm được thị trường chính ngạch, sầu riêng sẽ tiêu thụ tốt sầu riêng vụ năm nay hay kể cả các vụ tiếp theo”, ông Chiến cho biết.

Ông Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Krông Pắk thông tin, thời điểm này địa phương vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid – 19 theo Chỉ thị 15 của Chính phủ. Để hỗ trợ người trồng tiêu thụ sầu riêng, cùng với việc phối hợp với các phòng, ban, chính quyền địa phương thành lập các tổ đặc biệt tại chỗ hỗ trợ tối đa chủ doanh nghiệp, thương lái, công nhân, lái xe đến thu mua, vận chuyển sầu riêng chấp hành đúng quy định phòng chống dịch Covid – 19. Phòng cũng làm tờ trình tham mưu UBND huyện kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk và các Sở, ngành liên quan giúp đỡ.

“Phòng đã tham mưu UBND huyện đề nghị sở Giao thông Vận tải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các xe chở sầu riêng lưu thông thuận lợi; phối hợp với ngành y tế thực hiện việc lấy mẫu test nhanh tại chỗ tài xế, thương lái, những người liên quan đến hoạt động thu mua, phun khử khuẩn phương tiện…để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid – 19. Mọi thứ đều được triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm đảm bảo việc tiêu thụ sầu riêng được thông suốt”, ông Hoàng cho biết.

Những gì đang diễn ra tại vựa sầu riêng Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk cho thấy, tình trạng rớt giá sầu riêng được thông tin thời gian qua chỉ xảy ra với sầu riêng giống cũ, phẩm chất thấp với diện tích và sản lượng nhỏ lẻ. Những giống sầu riêng cơm vàng, hạt lép chủ lực của tỉnh vẫn tiếp tục cho thu nhập cao, từ 400 - 800 triệu đồng/ha. Các cấp chính quyền cũng đã lường trước khó khăn, và có phương án xử lý phù hợp, đảm bảo loại trái cây có giá trị kinh tế cao nhất của tỉnh được lưu thông thông suốt.

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.