Thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết
Hiện tại, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước trong triển khai, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các chuỗi, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm cung ứng nông sản an toàn cho thị trường Thủ đô.
Mô hình trồng chè tại xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) mang lại giá trị kinh tế cao nhờ tham gia vào chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Những thành tựu đáng ghi nhận
Là một mô hình phát triển theo chuỗi, Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai) nuôi 4.000 con lợn theo hướng an toàn sinh học và đang sở hữu cơ sở giết mổ công suất 150 con/ngày, bảo đảm vệ sinh thú y... Mỗi ngày, hợp tác xã cung ứng ra thị trường 2,2 tấn thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn mang thương hiệu “Chuỗi thực phẩm A-Z”. Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long Nguyễn Trọng Long cho biết, chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản, phân phối... nên sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng cao, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, Hà Nội đã xây dựng và duy trì 141 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Điển hình như: Chuỗi thực phẩm A-Z, gà Mía Sơn Tây, trứng Tiên Viên, sữa Vinh Nga, bưởi Quế Dương, chuối Vân Nam, gạo thơm Bối Khê, chè Bắc Sơn... “Các chuỗi với 1.379 sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ và phân phối tại các siêu thị, cửa hàng. Mỗi ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường Hà Nội hơn 60 tấn thịt lợn, 2 tấn thịt bò, 36 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng, 40 tấn thịt chế biến, 80 tấn sữa tươi và gần 100 tấn rau an toàn...”, ông Nguyễn Văn Chí cho biết thêm.
Cùng với việc xây dựng các chuỗi liên kết trên địa bàn, Hà Nội đã chủ động liên kết với 21 tỉnh, thành phố, xây dựng và phát triển 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 253 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Việc xây dựng và phát triển chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, không chỉ kiểm soát được chất lượng ở tất cả các khâu mà còn giúp các nhà sản xuất nâng cao ý thức sản xuất an toàn, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng và qua đó gia tăng giá trị từ 15% đến 20% so với sản phẩm chưa được sản xuất theo chuỗi.
Về hiệu quả hoạt động của các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn của thành phố, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Tiệp cho hay, Bộ NN&PTNT đã chọn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để triển khai xây dựng các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn. Trong đó, Hà Nội phối hợp với Bộ NN&PTNT tốt nhất, hiệu quả nhất - xây dựng được hàng trăm chuỗi liên kết cung ứng nông sản sạch cho Thủ đô và gia tăng giá trị sản phẩm cho người nông dân.
Tiếp tục phát triển các chuỗi
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, Hà Nội đã tổ chức các đoàn cán bộ quản lý và cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đi các tỉnh, thành phố để liên kết đầu tư sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đưa nông sản về Hà Nội. Thành phố cũng đã xây dựng “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” với địa chỉ tên miền www.check.hanoi.gov.vn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc này đã góp phần giúp các cơ quan quản lý kiểm soát được hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn thực phẩm khi tham gia hệ thống; đồng thời hỗ trợ xử lý truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn.
Tuy vậy, việc phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội vẫn còn một số khó khăn. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa có nhãn mác, thương hiệu, không tiêu thụ được ở các kênh phân phối lớn. Một số chuỗi liên kết trên địa bàn chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ theo hình thức “thuận mua, vừa bán” nên dễ xảy ra tình trạng đứt gãy, phá vỡ hợp đồng đã ký. Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất) Phí Minh Thu cho biết, để liên kết, người nông dân rất cần được đào tạo, nâng cao nhận thức và phải hoạt động trong tổ chức hợp tác xã.
Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng, phát triển 50 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp đối với các sản phẩm chủ lực của thành phố; 100% chủ thể tham gia liên kết chuỗi được đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ; 100% chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, thành phố sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung; đồng thời đẩy mạnh việc đăng ký và quản lý mã số vùng sản xuất để bảo đảm tiêu chí xuất khẩu. Hà Nội cũng sẽ ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật; thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ sinh học... trong sản xuất, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị cho sản phẩm.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1003726/thuc-day-phat-trien-chuoi-lien-ket
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận