Tiêu thụ nông sản chậm, giá giảm do dịch bệnh

Theo báo cáo của Tổ công tác 3430 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với 22 địa phương phía Bắc, nhìn chung, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp còn chậm so với thời vụ thu hoạch...

Trong khi đó, giá vật tư sản xuất tăng từ 10 - 40% so với thời điểm đầu năm 2021 tùy từng địa phương và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Giá đầu ra nông sản giảm, trong khi đầu vào lại tăng
Theo báo cáo của Tổ công tác 3430 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại Lào Cai, giá bán rau xanh giảm khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg và tiêu thụ chậm hơn so với mọi năm. Mặt hàng chuối tiêu xanh từ nay đến cuối năm thu hoạch khoảng 17.500 tấn, tập trung vào khoảng tháng 9 - 11 nhưng hiện tại Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối nên khó khăn trong tiêu thụ. Dự kiến, trong tháng 9 này sẽ thu hoạch khoảng 2.000 tấn và cần tìm thị trường trong nước để tiêu thụ.

0635_xuat-khau-chuoi.jpg

Tại Lào Cai, mặt hàng chuối tiêu xanh từ nay đến cuối năm thu hoạch khoảng 17.500 tấn, tập trung vào khoảng tháng 9 - 11 nhưng hiện tại Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối nên khó khăn trong tiêu thụ

Còn tại Lai Châu, Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu dẫn đến sản lượng chuối tồn đọng đến nay khoảng 3.000 tấn, sản lượng dự kiến thu hoạch trong tháng tới là 4.000 tấn. Đối với mặt hàng chè khô tồn kho khoảng 2.400 tấn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất sơ chế chè. Việc tiêu thụ các mặt hàng thủy sản chất lượng cao như cá tầm, cá hồi, cá nheo, cá lăng còn hạn chế.

Tại Thái Nguyên, giá chè qua chế biến các loại giảm khoảng 10 – 15%; giá thịt lợn hơi giảm từ 20.000 – 30.000 đồng/kg; việc cung ứng, tiêu thụ rau của một số HTX sản xuất rau an toàn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do các bếp ăn tập thể, nhà hàng đóng cửa khiến việc tiêu thụ giảm. Hiện nay một số loại nông sản đang đến vụ thu hoạch như: Na (6.500 tấn), nhãn (5.500 tấn), sản lượng lớn tập trung tại một số địa phương như: Võ Nhai, Đồng Hỷ…. cần có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cho người dân.

Còn tại Nghệ An, hiện nay có khoảng 600.000 con lợn trọng lượng từ 75kg trở lên. Giá thịt lợn hơi xuống thấp, giá lợn hơi xuất chuồng tại các trang trại chăn nuôi trong tỉnh là 55.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành. Năng suất, sản lượng rau củ quả đều tăng so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thuận lợi nhưng thị trường tiêu thụ trong nước giảm, dồn vụ thu hoạch, liên kết sản xuất còn hạn chế nên việc tiêu thụ một số loại rau củ quả đang gặp khó khăn (bí xanh, dưa hấu).

Về lưu thông, cung ứng hàng hóa vật tư nông nghiệp trong địa phương đến nay, đã cơ bản bình thường, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh. Tuy nhiên, một số địa phương phải nhập vật tư nông nghiệp từ các tỉnh khác hoặc từ nước ngoài thì gặp khó khăn trong lưu thông.

Đáng chú ý, do việc vận chuyển, lưu thông ra vào trong nội tỉnh và giữa các tỉnh thành khó khăn nên giá các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao. Cụ thể, giá phân bón tăng từ 20 - 50% so với cùng kỳ năm 2020; thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng khoảng 30% so với đầu năm 2021 và tiếp tục xu hướng tăng do giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng; thức ăn thủy sản tăng 20-30% so với cùng kỳ do giá nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài tăng; một số sản phẩm thú y tăng nhẹ; giá thuê nhân công lao động tăng.

Rất nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ
Theo đánh giá của Tổ công tác, hiện nay, rau quả, chăn nuôi, thủy sản là những ngành hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Cụ thể, đối với ngành chăn nuôi, khâu giết mổ, chế biến hoặc sơ chế chịu sự quản lý chặt chẽ về điều kiện kinh doanh, gây tắc nghẽn sản xuất kinh doanh; phát sinh các chi phí chăm sóc, ăn uống khi không xuất chuồng được; giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y ngày một tăng cao; mức độ tiêu thụ sản phẩm gia cầm (ngoại trừ mặt hàng trứng) gặp rất nhiều khó khăn; mức độ tiêu thụ giống giảm 30-35% cùng với giá bán chạm đáy, dưới giá thành (4.000 – 6.000 đồng/con gà giống 1 ngày tuổi); trang trại và hộ chăn nuôi dè dặt tái đàn, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước về thịt, trứng gia cầm vào những tháng cuối năm.

Đối với ngành thủy sản, chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản phía Nam đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”, công suất sản xuất trung bình giảm còn 40 - 50%; nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến và xuất khẩu chỉ đạt 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài, dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất những tháng cuối năm thiếu hụt từ 20-30%;

Đối với ngành chế biến gỗ, 60% doanh nghiệp đảm bảo sản xuất theo quy định “3 tại chỗ”, 40% còn lại phải ngừng sản xuất; chi phí xét nghiệm cao là gánh nặng cho doanh nghiệp

Phần lớn doanh nghiệp sản xuất gia cầm giống và sản xuất trứng đều gặp khó khăn do thiếu vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, hồ tiêu, hiện đang gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất còn khá cao (vay thế chấp lãi suất từ 7-8%/năm, vay tín chấp lãi suất từ 20-30%/năm); chính sách cấp tín dụng ngày càng thắt chặt, đưa ra nhiều điều kiện cấp tín dụng; doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ giảm lãi vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần (ngoại trừ ngân hàng HD Bank).

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn gặp các vấn đề về vận chuyển, logistics, chi phí điện năng, vắc xin…

Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp, Bộ NN&PTNT kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm. Đồng thời xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp. Có chính sách tín dụng hỗ trợ người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch,…

Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa; chỉ đạo các tập đoàn phân phối trong nước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các địa phương nơi có hoạt động của doanh nghiệp. Đàm phán song phương với các nước đang xuất siêu nguồn thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam có chính sách ưu đãi về thương mại trong trao đổi mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với Việt Nam, trước hết là ngô, lúa mỳ, đậu tương, đậu khô, DGGS, cám chiết ly từ thị trường Mỹ, Argentina, Brazil, Ấn Độ, Australia, Ucraina, Nga…..

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo giải quyết triệt để ách tắc trong vận chuyển vật tư nông nghiệp đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra ở cả 2 khâu vào và ra khu vực trại chăn nuôi tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16. Đơn giản hóa các thủ tục để hàng hóa nông sản được lưu thông thuận lợi trên địa bàn.

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.