Tìm lối đi mới giúp người trồng thanh long thoát nỗi lo “giải cứu”

Thời gian qua, sản xuất thanh long ở huyện Châu Thành đang gặp nhiều khó khăn do giá cả thấp, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị ách tắc... Sau thời gian khá dài gặp khó, thậm chí thua lỗ nên người trồng thanh long ở huyện cũng rất lo lắng.

Thậm chí, thời gian gần đây diện tích trồng thanh long ở huyện đã giảm hàng trăm ha.

thanh-long-4.jpg

Khó khăn đầu ra, nhiều nông dân phá bỏ thanh long tìm cây trồng mới. Ảnh: An Long

Điệp khúc “giải cứu”

Theo Sở Công thương Long An, sản xuất thanh long năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 tại tỉnh này đối mặt với nhiều khó khăn. Giá thu mua thanh long giảm sâu, có thời điểm chỉ còn 2- 3 nghìn đồng/kg.

Trái thanh long ở Long An chủ yếu vẫn được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Khi hàng qua cửa khẩu bị ách tắc, ngưng trệ, có thời điểm nhiều doanh nghiệp đã hủy hợp đồng thu mua thanh long đã ký kết với các thương lái, nông dân trước đó. Có thời điểm thanh long vào vụ thu hoạch chính, ngành chức năng, chính quyền địa phương phải kêu gọi “giải cứu” để giảm bớt thiệt hại cho nông dân.

thanh-long-2.jpg

Tiêu thụ thanh long ở Long An liên tục gặp khó khăn đầu ra. Ảnh: An Long

Nông dân Nguyễn Văn Hoan (xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành) cho biết: Có những năm cây thanh long mang lại giá trị rất cao, lợi nhuận 200 đến 300 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, thời gian qua, không có lãi, thậm chí bị thua lỗ vì giá quá thấp, đã thế đầu ra tiêu thụ rất khó khăn.

Nông dân Nguyễn Văn Hoàng thông tin thêm: “Cứ tình hình và điệp khúc kêu gọi “giải cứu” thanh long kéo dài như thế thì tâm trí đâu mà yên tâm sản xuất.  Đã có lúc, tôi suy nghĩ chuyển đổi sang cây trồng khác, nhưng cũng cảm thấy không ổn. Hiện tại gia đình vẫn đang tiếp tục kỳ vọng vào 1,5ha trong những vụ tới, nếu không có chuyển biến sẽ tính tiếp”.

Cùng chung cảm giác bất an, nhiều người trồng thanh long than thở: Nếu không chăm bón thì không được mà đầu tư lại sợ đến kỳ thu hoạch không có đầu ra, dẫn đến chất đống, thậm chí vứt bỏ tại vườn thì thiệt hại lớn về kinh tế.

Cũng vì giá thấp, đầu ra khó khăn, thua lỗ nên thời gian gần đây diện tích trồng thanh long ở huyện Châu Thành đang giảm nhanh. Theo thống kê sơ bộ, diện tích thanh long trên địa bàn huyện này hiện còn hơn 8.600ha. So với năm 2021, diện tích giảm gần 500ha.

Để thanh long phát triển bền vững

Theo UBND huyện Châu Thành, dù đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, làm chuẩn quy trình VietGAP, GlobalGAP cho vùng trồng thanh long, nhưng việc vận động nông dân nâng chất lượng thanh long còn khó. Năm 2021, tổng diện tích thanh long toàn huyện được cấp giấy chứng nhận VietGAP là 715ha với 1.094 hộ tham gia.

Theo Giám đốc Sở Công thương Long An Nguyễn Tuấn Thanh, nếu như trước đây, nông dân sản xuất với tư duy chỉ quan tâm tới sản lượng, ước chừng sản xuất thì nay phải thay đổi sang tư duy kinh tế. “Trước khi trồng thanh long phải tính đầu ra, không sản xuất ồ ạt rồi đem ra chợ bán. Cũng phải thay đổi suy nghĩ bán được một vụ dư bù các vụ thua”, ông Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh.

thanh-long-1.jpg

Thu hoạch thanh long ở huyện Châu Thành. Ảnh: An Long

Cũng theo ông Thanh, từ thực tế thời gian qua, các địa phương phải thống kê, nắm chắc diện tích sản xuất, số lượng người dân sản xuất thanh long. Từ đó, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người nông dân, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, tự phát; từng bước nâng cao giá trị trái thanh long, từ đó chuyển đổi từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

Ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành - thông tin thêm, phát triển bền vững cây thanh long đang đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ. Trong nhiều giải pháp đặt ra, huyện cũng xác định phải triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực hợp tác xã nông nghiệp huyện Châu Thành giai đoạn 2021-2025; phối hợp chặt chẽ với các ngành xây dựng liên kết sản xuất - tiêu thụ; xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị trên thanh long; thực hiện truy xuất nguồn gốc, gắn với mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, phát huy Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm trái thanh long.

“Cùng với đó, địa phương khuyến khích hỗ trợ, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm từ trái thanh long bằng trang thiết bị, công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi giá trị thành công, thúc đẩy các doanh nghiệp đa dạng thành công thị trường xuất khẩu”, ông Nguyễn Văn Khải thông tin thêm.

Thanh long là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh cao trong số các loại trái cây ở Việt Nam, đồng thời cũng được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực, là một trong các loại cây đặc sản thế mạnh của tỉnh Long An nói chung và huyện Châu Thành nói riêng. Cây trồng này không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, mà còn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều nông dân tham gia chuỗi giá trị.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.