Tôm thẻ miền Tây tăng giá mạnh sau 2 tuần nới lỏng giãn cách

Nửa tháng sau khi một số tỉnh miền Tây nới lỏng giãn cách, giá tôm thẻ tăng mạnh và dự kiến sẽ tăng thêm 10-15% trong những tháng cuối năm.

Nửa tháng sau khi một số tỉnh miền Tây nới lỏng giãn cách, giá tôm thẻ tăng mạnh và dự kiến sẽ tăng thêm 10-15% trong những tháng cuối năm.

Ngày 18/9, tôm thẻ loại 30 con được doanh nghiệp trong khu công nghiệp An Nghiệp (Sóc Trăng) mua với giá 148.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với 2 tuần trước.

Đại diện một doanh nghiệp tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho biết tôm thẻ chân trắng đang được đơn vị mua với giá 144.000 đồng/kg đối với loại 30 con, 124.000 đồng loại 40 con và 113.000 đồng loại 50 con.

Tôm kích cỡ nhỏ giá đang tăng nhưng ít hơn loại lớn. Cụ thể, loại 60 con/kg giá 103.000 đồng, 70 con 96.000 đồng, 80 con 90.000 đồng, 90 con 85.000 đồng và 100 con 80.000 đồng.

Trao đổi với Zing, ông Võ Văn Phục - Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam - cho biết với tôm thẻ loại 40 con mỗi kg, doanh nghiệp này mua với giá 128.000 đồng/kg. Giá này tăng đến 23.000 đồng/kg so với lúc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Theo ông Phục, hiện nay sắp kết thúc đợt nuôi tôm chính vụ, sản lượng tôm thương phẩm đang giảm dần. Vụ tiếp theo những hộ nuôi tôm chuyên nghiệp sẽ thả giống lại và người nào nuôi tốt sẽ thu lãi nhiều.

Ông Phục nhận định giá tôm thẻ sẽ tăng thêm 10-20% so với hiện nay. Đặc biệt, giá tôm các loại sẽ tăng mạnh vào thời điểm Giáng sinh.

tom_1.jpg

Giá tôm thẻ ở miền Tây đang tăng mạnh. Ảnh: Trường Giang.

Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Cà Mau tổ chức diễn đàn trực tuyến kết nối tiêu thụ nông, thủy sản. Diễn đàn này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Cà Mau tìm đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm nông, thủy sản, sản phẩm OCOP, đặc sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Diễn đàn này còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh có cơ hội được kết nối trao đổi, mở rộng hợp tác với các đơn vị mua trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, thủy sản tiếp tục được địa phương này xem là lĩnh vực mũi nhọn. Trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 300.000 ha, con tôm chiếm đến 280.000 ha.

Hàng năm sản lượng nuôi trồng và khai thác khoảng 600.000 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt khoảng 250.000 tấn. Nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh khoảng 8.500 ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích gần 3.500 ha.

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản của Cà Mau đạt 405.258 tấn. Trong đó, sản lượng tôm ước đạt 142.873 tấn và sản lượng tôm chế biến 8 tháng ước đạt 114.957 tấn.

tom_cua.jpg

Nông dân Cà Mau nuôi tôm kết hợp như tôm - cua, tôm - rừng, tôm - lúa... Ảnh: Nhật Tân. 

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên không chỉ Cà Mau mà nhiều tỉnh, thành ở miền Tây có nhiều nhà máy thủy sản đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng khi áp dụng mô hình sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến". Mô hình này giảm số lượng công nhân xuống còn khoảng 30% nên sản lượng tôm chế biến bị ảnh hưởng lớn.

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng tôm đất và cá kèo của Cà Mau là đặc sản rất ngon, cần được quảng bá.

Trong đó, cần phát huy thêm mô hình nuôi tôm hữu cơ và xây dựng hệ thống điểm để cung ứng. Khi doanh nghiệp mua hàng, tỉnh này phải có chuỗi thông suốt và có công nghệ hỗ trợ để sản phẩm vào hệ thống siêu thị.

Nguồn: Theo Zing

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.