Chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ sống đàn vật nuôi đạt 95%
Việc tham gia tổ hợp tác và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học giúp các hộ chăn nuôi tại Thái Nguyên duy trì được tỷ lệ sống đàn vật nuôi 95%.
Chăn nuôi an toàn sinh học mang lại sự ổn định về hiệu quả cho người dân. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.
Chị Nguyễn Thị Ly, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi xóm Hiệp Hòa, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết, với mục tiêu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Tổ hợp tác Hiệp Hòa đã ra đời trên cơ sở tập hợp của các hộ chăn nuôi có quy mô lớn trong vùng.
Thành lập tổ hợp tác, cơ quan hỗ trợ thực hiện tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên trong tổ. Trên cơ sở khai thác và cam kết chất lượng với đơn vị thu mua, sản phẩm của tổ đã được cung cấp đến loạt các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn toàn tỉnh.
Về kỹ thuật, ông Nguyễn Văn Loan (thành viên tổ hợp tác chăn nuôi xóm Hiệp Hòa) cho biết, sản phẩm gà của tổ hợp tác được chăn nuôi chủ yếu từ các sản phẩm tự nhiên. Người chăn nuôi chỉ duy nhất một lần tiêm phòng vacxin cho gà mới nở.
Trong cả quá trình chăn thả còn lại, gà được phòng bệnh bằng cách dùng tỏi để thay các loại thuốc kháng sinh. Gà đến 1,5 tháng tuổi thì được thả ra vườn để tạo cơ săn chắc, khỏe mạnh. Các hộ còn mua sỏi về đổ lên đồi để tạo ra bãi chăn thả lý tưởng như trong tự nhiên.
Mỗi lần xuất bán gà, cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng cũng như khách hàng bao tiêu sản phẩm đều kiểm định kỹ chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, chưa có lô hàng nào bị hủy. Trong khi đó, giá bao tiêu được ký cả năm với giá cao hơn mức giá thị trường.
Ông Vi Văn Thái (Tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi an toàn sinh học xã Động Đạt, huyện Phú Lương) cho biết, thực chất của quy trình kỹ thuật là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo gia cầm được phát triển khỏe mạnh, không dịch bệnh… Chính vì vậy, đối với chăn nuôi vịt, các hộ đều sử dụng nguồn nước giếng khoan cho vịt tắm.
Việc tham gia tổ hợp tác đem lại nhiều lợi ích cho các hộ dân mà trọng tâm là góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững. Trước đây, gia đình ông Thái chủ yếu chăn thả tự do. Cách làm này khá vất vả, không kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống chỉ đạt khoảng 70-85%. Thực hiện theo kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ vịt sống đạt tới 95%.
Chăn nuôi liên kết theo chuỗi, tổ hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với địa bàn khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.
Hiện nay, tổng đàn gia cầm của Thái Nguyên có khoảng 15 triệu con. Chăn nuôi gia cầm đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô trang trại, chủ yếu ở các vùng chăn nuôi trọng điểm. Với hơn 400 trang trại chăn nuôi gia cầm, một số chuỗi liên kết sản xuất từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ đã được hình thành.
Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, Sở sẽ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, cũng như cơ sở giết mổ.
Tham mưu xây dựng và triển khai chính sách hỗ chợ phòng chống dịch bệnh, liên kết chuỗi sản phẩm; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và xử lý môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát, bổ sung các chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm chăn nuôi theo hướng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về đất đai để bố trí chăn nuôi tập trung.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa an toàn, chất lượng. Hỗ trợ phát triển chế biến sâu và chế biến công nghệ cao, bảo quản sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; xây dựng liên kết và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Tham mưu di dời các trang trại chăn nuôi tập trung không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và môi trường. Nâng cao năng lực, hiệu quả và đồng bộ công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh nguy hiểm xẩy ra, lan rộng trên địa bàn tỉnh.
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận