Chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm: Gỡ khó để phát triển bền vững

Hiện nay, các huyện trên địa bàn thành phố đẩy mạnh chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, xa khu dân cư nhằm kiểm soát dịch bệnh và tạo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, để mở rộng vùng chăn nuôi theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao thì còn nhiều việc phải làm.

channuoi1.jpg

Hà Nội đang tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm.

Hiệu quả nhưng chưa bứt phá

Thời gian qua, các trang trại chăn nuôi tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai), trang trại đang có 500 lợn nái, 5.000 lợn thương phẩm. Để hạn chế dịch bệnh phát sinh, trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ từ con giống, quy trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đạt giá trị kinh tế cao.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tập - chủ trang trại chăn nuôi gà ở xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) thực hiện chăn nuôi theo quy trình khép kín hiện đại với 160.000 con gà/lứa, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, doanh thu của trang trại đạt 2,5 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, trang trại còn tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định 7 triệu đồng/người/tháng...

Đánh giá hiệu quả của chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm thời gian qua, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hà Tiến Nghi cho biết, hiện nay, Hà Nội có 7.528 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ, bao gồm: 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại nhỏ. Ngoài ra, Hà Nội phát triển 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa tại các huyện: Ba Vì, Quốc Oai; 19 xã chăn nuôi bò thịt tại các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Mê Linh, Gia Lâm, Sơn Tây; 13 xã chăn nuôi lợn; 29 xã chăn nuôi gia cầm... Nhìn chung, việc phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm không chỉ hạn chế dịch bệnh phát sinh, tạo nguồn thực phẩm an toàn mà còn gia tăng giá trị sản phẩm 15-20% so với chăn nuôi không theo quy hoạch.

"Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm còn gặp một số khó khăn, như: Công tác quy hoạch tại một số địa phương chưa đồng bộ, chắp vá, thiếu chiến lược quy hoạch phát triển giống vật nuôi theo vùng sinh thái. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Một số trang trại ở vùng chăn nuôi tập trung chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy định, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường...", Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhận xét.

channuoi2.jpg

Quy hoạch vùng gắn với lợi thế từng địa phương

Mặc dù còn nhiều thách thức, song ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn có cơ hội nếu nắm bắt được thời cơ, đó là xây dựng cơ sở chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh; tập trung cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm với đối tượng nuôi chủ lực.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Thoan, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn) cho rằng, để các xã chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phát huy hiệu quả, các địa phương cần quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân xây dựng trang trại theo quy trình khép kín, ứng dụng công nghệ cao...

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Trần Thị Thu Hằng, trên địa bàn huyện có 559 trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, đã quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm, lợn ở vùng có lợi thế như: Thanh Bình, Hoàng Diệu... Huyện tiếp tục củng cố và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường; hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về thuốc sát trùng, xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi; thực hiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế tình trạng "được mùa - mất giá"...

Ở góc độ quản lý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, Hà Nội tiếp tục quy hoạch các vùng chăn nuôi theo hướng tận dụng lợi thế từng địa phương; đẩy mạnh sản xuất con giống phục vụ chăn nuôi vùng trọng điểm (Ba Vì, Sơn Tây, Ứng Hòa, Chương Mỹ...); cơ cấu lại phương thức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, thu hút các doanh nghiệp sản xuất gắn với trang trại chăn nuôi cùng đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm, ký kết hợp tác với các tỉnh, thành phố về tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

"Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ chăn nuôi và thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, Hà Nội tập trung khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, chú trọng sinh kế cho người dân và chăn nuôi bảo đảm môi trường. Về lâu dài, các trang trại cần chú trọng áp dụng khoa học - công nghệ vào các khâu và sản xuất theo nhu cầu thị trường. Các địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi, người tiêu dùng chủ động thực hiện giải pháp phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh ngay từ cơ sở, từng bước đưa Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm vào thực tiễn để kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm", ông Tạ Văn Tường nhấn mạnh.

 

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.