Chế phẩm vi sinh giải bài toán chăn nuôi nông hộ
Quy trình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm đã được Bộ NN-PTNT ban hành làm tài liệu phổ cập, trở thành giải pháp của chăn nuôi nông hộ.
Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt thăm mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Hoàng Anh.
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, Tập đoàn Quế Lâm đã đưa ra “Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học bằng chế phẩm sinh học” bằng việc sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto bổ sung vào thức ăn và chế phẩm QL bổ sung vào đệm lót sinh học.
Đây là những chế phẩm đã được Bộ NN-PTNT cấp phép từ năm 2019 với công nghệ vi sinh vật hiện đại, hoàn toàn mới và khác so với các công nghệ hiện hành, xử lý mùi hôi của phân lợn từ bên trong cơ thể vật nuôi, xử lý đệm lót sinh học đảm bảo môi trường và trở thành nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất.
Cụ thể, chế phẩm sinh học 403 Alfa Lacto được bổ sung vào thức ăn cho lợn nhằm cung cấp thêm các vi sinh vật lactobacillus làm ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho vật nuôi; tăng cường sản sinh các chất kháng sinh tự nhiên và hệ miễn dịch đường ruột; sản sinh ra bacteriocin kiểm soát tăng sinh nhóm sinh vật gây thối ruột, đảm bảo cân bằng pH đường ruột… Nhờ đó, khi vật nuôi thải phân ra đã hạn chế mùi hôi.
Chế phẩm sinh học 403 Alfa Lacto xử lý mùi hôi của phân lợn từ bên trong cơ thể vật nuôi, xử lý đệm lót sinh học đảm bảo môi trường và trở thành nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất. Ảnh: Hoàng Anh.
Trong khi đó, chế phẩm sinh học khử mùi và phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi (QL) đã được tuyển chọn và bổ sung các chủng vi sinh vật có khả năng khử mùi hôi, đối kháng bệnh cây trồng như các chủng vi khuẩn lactic, nấm men, Bacillus… Cùng với các chủng vi sinh vật như sarcharomyces, Lacto bacillus mật độ tế bào vi sinh vật 109 cfu/g, chế phẩm QL đã nâng cao hiệu quả xử lý nguồn nguyên liệu giàu hợp chất hữu cơ là các phế phụ phẩm nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, giảm mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, bảo vệ môi trường.
Cả 2 chế phẩm này đã được Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học thuộc Tập đoàn Quế Lâm nghiên cứu bài bản trong dự án cấp tỉnh "Ứng dụng chế phẩm sinh học để khử mùi hôi chuồng trại và sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” và được chứng nhận kết quả.
Theo kết quả các mô hình ở Thừa Thiên – Huế, sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto bổ sung vào thức ăn và đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt đã giảm bệnh tiêu chảy ở lợn con, giảm mùi hôi rõ rệt so với mô hình nuôi đối chứng. Lợn nuôi tăng trọng trung bình 18,7 kg/tháng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân bón hữu cơ sản xuất từ phụ phẩm chăn nuôi do dự án triển khai đã đảm bảo đủ tiêu chuẩn phân bón hữu cơ sinh học theo các quy định của Bộ NN-PTNT... Sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto bổ sung vào thức ăn và đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn nái cho kết quả lợn mẹ có sức đề kháng tốt, ít bị ốm hơn so với không sử dụng.
Đặc biệt, môi trường trong cả chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sử dụng chế phẩm 403 Alfa Lacto bổ sung vào đệm lót sinh học, không dùng nước tắm lợn và rửa chuồng đã không chỉ quản lý được mùi hôi, giảm tối đa lượng nước sử dụng mà còn không có chất thải nước thải ra môi trường.
Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm là giải pháp của chăn nuôi nông hộ. Ảnh: Hoàng Anh.
Theo Tập đoàn Quế Lâm, điểm cải tiến khác biệt nhất của quy trình này là áp dụng công nghệ vi sinh vật hiện đại để xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn cả bên trong cơ thể con lợn và bên ngoài chuồng trại, tận dụng được tối đa lượng chất thải chăn nuôi để làm phân bón, đây chính là sự khác biệt mà chưa đơn vị nào có.
Về hiệu quả kinh tế, quy trình không cần tắm rửa cho lợn, không phải dùng nước để vệ sinh quét dọn chuồng hàng ngày, tiết kiệm tài nguyên nước, thu được chất thải chăn nuôi giảm chi phí trên 15% giá thành, lãi bình quân 6 - 7 trăm ngàn đồng/con, tăng 30 - 40% so với chăn nuôi trước đây.
Kết quả so sánh cũng thể hiện, từ thời điểm tháng 2/2019 đến nay, các hộ xung quanh không sử dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì tỷ lệ lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi là 100%. Còn những mô hình của dự án có tỷ lệ lợn sống luôn là 100%, mẫu thịt phân tích âm tính với dịch tả lợn Châu Phi.
Quy trình ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm đã tạo ra chuỗi giá trị hiệu quả kinh tế và môi trường và đã được Bộ NN-PTNT ban hành làm tài liệu phổ cập, trở thành giải pháp của chăn nuôi nông hộ.
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận