Chuyển mạnh lúa, ngô kém hiệu quả sang dâu tằm

Những năm gần đây, người dân huyện Đam Rông (Lâm Đồng) tập trung chuyển đổi diện tích lúa, bắp kém hiệu quả sang sản xuất dâu tằm cho hiệu quả cao.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông (Lâm Đồng), khu vực Đầm Ròn thuộc 3 xã gồm Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’Rông là nơi có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số trên 90%. Đây là khu vực có nhiều diện tích đất ven sông, suối và người dân chủ yếu sản xuất lúa một vụ, trồng bắp…

Những năm gần đây, việc sản xuất lúa, bắp đạt hiệu quả thấp, chỉ thu về khoảng 2 - 3 triệu đồng/1.000m2 mỗi năm nên ngành nông nghiệp địa phương hướng dẫn người dân chuyển đổi mô hình, khuyến khích và hỗ trợ vốn để người dân chuyển diện tích lúa, bắp kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.

watermark_dau-tam-dam-rong-0829_20211006_845-161327.jpeg

Nhờ phát triển nghề dâu tằm, người dân vùng Đầm Ròn cải thiện nguồn thu nhập, ổn định đời sống. Ảnh: M.H. 

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đam Rông, cây dâu tằm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương và đặc biệt vốn đầu tư không quá cao, kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu ra ổn định nên địa phương khuyến khích người dân sản xuất. Đến nay, sau 4 năm thực hiện việc chuyển đổi từ đất lúa, bắp kém hiệu quả sang dâu tằm, người dân đã đi vào nề nếp sản xuất, cải thiện nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống.

Theo đánh giá, xã Đạ M’Rông hiện có 138 hộ dân trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích ở vào khoảng 50,7ha. Trong số này có 87 hộ dân được nhà nước hỗ trợ nguồn vốn phát triển với diện tích tổng cộng 24,7ha.

Tại xã Đạ M’Rông, quy mô sản xuất dâu tằm hộ gia đình giao động từ 1.000 - 5.000m2. Ông Nguyễn Hoàng Mai, Bí thư Đảng ủy xã Đạ M’Rông cho hay, trong giai đoạn 2018 - 2021, nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm mà 10 hộ gia đình đã thoát nghèo.

Về phần người dân, nhận thấy việc phát triển dâu tằm cho kết quả khả quan nên hiện có 32 hộ dân xã Đạ M’Rông đang đăng ký chuyển đổi 5,7ha lúa một vụ, đất trồng bắp kém hiệu quả qua trồng dâu. Dự kiến, trong giai đoạn 2021 - 2022, địa phương này sẽ có thêm 20 ha dâu tằm.

watermark_dau-tam-dam-rong-2-0831_20211006_385-161329.jpeg

Lâm Đồng hiện có 9.344ha diện tích dâu phục vụ nuôi tằm và dự kiến tăng lên 10.000ha vào năm 2023. Ảnh: M.H.

Trong khi đó, xã Đạ Tông cũng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm với quy mô 137 hộ, diện tích khoảng 52,4ha. Trong số này có 105 hộ được nhà nước hỗ trợ sản xuất với tổng diện tích khoảng 31,4ha. Toàn bộ diện tích dâu ở địa phương là chuyển đổi từ đất lúa một vụ kém hiệu quả ở các cánh đồng Đạ Nhinh, Đạ Kao, Păng Út, Chiêng Tor, Buôn Yông, Liêng Trang. Kỹ thuật canh tác đang ngày càng được cải thiện và hiện nay, năng suất dâu của địa phương đạt 3 - 3,5 tạ/1.000m2.

Tại xã Đạ Long, người dân cũng thực hiện chuyển đổi khoảng 6,7ha qua sản xuất dâu tằm và dự kiến tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Theo ngành nông nghiệp huyện Đam Rông, nghề trồng dâu nuôi tằm ở 3 xã vùng Đầm Ròn mang lại hiệu quả rõ rệt. Các hộ dân trồng dâu nuôi tằm có nguồn thu nhập trung bình 7 triệu đồng/hộp tằm.

Chính quyền huyện Đam Rông xác định việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm là hướng đi quan trọng giúp bà con vùng Đầm Ròn thoát nghèo. Do vậy, địa phương đang tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân tập trung sản xuất, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để phát triển kinh tế.

Tại Lâm Đồng, nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển rộng ở 11 huyện, thành phố với tổng diện tích dâu ở vào khoảng 9.344ha, trứng giống tằm khoảng 242.395 hộp, sản lượng kén hiện đạt gần 60.000 tấn. Tỉnh đang đẩy mạnh ngành tơ tằm theo hướng sản xuất hiệu quả, tập trung sản xuất chuyên canh, hình thành vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định với diện tích dự kiến 10.000ha vào năm 2023.

 

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.