Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ
Tuy chăn nuôi nông hộ ngày càng yếu thế trong cạnh tranh nhưng đây vẫn là nghề mang lại nguồn thu nhập chính của hàng triệu nông dân.
Do đó, song song với đẩy mạnh chăn nuôi trang trại quy mô lớn, các địa phương cần quan tâm phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, để khu vực này mang lại hiệu quả cao nhất.
Chăn nuôi bò thịt ở Minh Châu - Ba Vì
Nhiều chính sách hỗ trợ
Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã có tác động tích cực đến quá trình phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta, góp phần nâng cao thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng từ 5-10%.
Với nguồn kinh phí hỗ trợ tuy không lớn (gần 833 tỷ đồng) nhưng chính sách đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn, đàn trâu, bò bằng việc hỗ trợ miễn phí tinh bò, tinh lợn chất lượng cao. Bên cạnh đó, Chương trình còn hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi, từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi diện mạo nông thôn, cải tạo môi trường chăn nuôi vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tại các địa phương cũng dành nhiều quan tâm đầu tư cho khu vực chăn nuôi này.
Tại Hà Nội mặc dù không khuyến khích chăn nuôi nông hộ, nhưng TP vẫn có những hỗ trợ thiết thực như miễn phí 100% chi phí thụ tinh nhân tạo khi phối giống bằng tinh bò sữa, bò thịt chất lượng cao, tinh lợn giống cao sản; hỗ trợ chi phí tiêm phòng các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, hóa chất khử trùng; khuyến khích đầu tư chăn nuôi áp dụng công nghệ. “Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn TP đang nỗ lực chuyên môn hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, liên kết chăn nuôi” – Phó Giám đốc Sở NN&PTN Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho hay.
Tại tỉnh Nam định, mặc dù không ban hành cơ chế, chính sách riêng để thực hiện Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng tỉnh cũng lồng ghép với các chương trình, dự án như chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp… Theo đó, tỉnh đã hỗ trợ hơn 18 tỷ đồng xây dựng 5.719 hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ, góp phần bảo vệ môi trường; hàng năm hỗ trợ trên 4 tỷ đồng để mua vaccine tiêm phòng cho gia súc gia cầm.
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng thực tế nhóm chăn nuôi nông hộ vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn, bất cập như ô nhiễm môi trường, diện tích chuồng trại chật hẹp, tập quán chăn nuôi lạc hậu… khiến hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm chưa đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, phần lớn các ổ dịch tập trung ở khu vực nông hộ.
Cần tiếp tục tháo gỡ
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Tuy chăn nuôi nông hộ ngày càng yếu thế trong cạnh tranh, nhưng đây vẫn là nghề mang lại nguồn thu nhập chính của hàng triệu hộ dân. Chăn nuôi nhỏ lẻ nếu mất đi sẽ gây ra vấn đề lớn về an sinh xã hội". Theo đó, các địa phương cần quan tâm hỗ trợ để ổn định sản xuất chăn nuôi nông hộ và có sự chuyển hướng để phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất tại địa phương.
“Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ, cần phải hướng đến sản xuất chuyên nghiệp hơn theo hướng hàng hóa, an toàn sinh học, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có lợi thế để cạnh tranh” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
Ở góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định kiến nghị, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung một số cơ chế, chính sách mới để phù hợp với Luật Chăn nuôi, với thực tế thị trường và nhu cầu về an toàn thực phẩm của người dân. Chẳng hạn như thực tế mức hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ sử dụng đệm lót sinh học là chưa phù hợp. Điều này chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi gia cầm, bởi đối với chăn nuôi gia cầm có thể sử dụng chuồng trại cũ và chỉ tạo đệm lót, nhưng đối vưới chăn nuôi lợn phải cải tạo lại chuồng nền xi măng sang nền đệm lót sinh học cần chi phí rất lớn.
Còn theo Phó Giám đốc Sở NN&PTN Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, để phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyên nghiệp cần phải quy tập các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành các hợp tác xã, chăn nuôi an toàn sinh học để tạo ra chuỗi khép kín. Bên cạnh đó, tiếp tục cho duy trì mạng lưới thú y cơ sở, nâng chế độ phụ cấp tương ứng ngành nghề đào tạo để đảm bảo thực thi nhiệm vụ tại cơ sở. Có chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng, chính sách hỗ trợ di dời chăn nuôi ra khỏi khu dân cư phù hợp với Luật Chăn nuôi. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề dẫn tinh viên, thúc đẩy chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gia cầm phát triển.
Nguồn: http://kinhtedothi.vn/chuyen-nghiep-hoa-chan-nuoi-nong-ho-424700.html
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận