Đầu tư trồng dưa nhà lưới, thắng ngay năm đầu

Mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa, gia đình chị Hoàng Thị Thu (Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) đã thắng lợi ngay năm đầu tiên.

Mấy năm qua, thấy thị trường bán các loại dưa lê thơm đẹp mắt được giá, một năm trồng tới 3 - 4 vụ, “trời cho” có vụ lãi hàng trăm triệu đồng/vụ. Qua nghiên cứu tài liệu kết hợp với thực tế, “máu” trồng dưa thơm trong nhà lưới đã thôi thúc chị Hoàng Thị Thu (quê xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) như một ma lực, rồi chị bén duyên với nó từ năm 2021. 

09531643khach_hang_tham_vuon_dua_nha_chi_thu_dang_thu_hoach-095316-174449.jpeg

Mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa lê Kim Cô Nương, chị Thu đã bước đầu thành công với sản phẩm đạt chất lượng, được khách hàng đánh giá cao. Ảnh: Lê Như Cương.

Chị đã tập trung nghiên cứu tài liệu, sách báo, ti vi, mạng xã hội, học hỏi kinh nghiệm những người đang trồng dưa, nhất là thành công qua mô hình “Liên kết sản xuất dưa Kim Cô nương trong nhà có mái che theo chuỗi giá trị gắn với bao tiêu sản phẩm” do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai ở xã Lĩnh Toại năm 2020.

Với quyết tâm "đã nói là làm và phải làm hiệu quả", gia đình chị quyết định đầu tư vốn và bắt tay làm vụ đầu trên diện tích 1.500 m2 đất của gia đình tại khu trang trại Quan Điền, xã Hà Phong (nay là Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) để trồng giống dưa lê Kim Cô nương có nguồn gốc xuất xứ uy tín.

Khả năng sinh trưởng loại dưa này tốt, năng suất cao, chất lượng quả tốt, được chọn làm bộ giống thích hợp để sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hiện đang có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc điểm sinh trưởng 68 - 72 ngày, lá xanh, vỏ sáng vàng, cùi trắng, trọng lượng 1,3 - 2,8 kg/quả, năng suất xấp xỉ 46 - 50 tấn/ha, chống chịu bệnh sương mai, héo xanh và virus khá…

09531821trong_vuon_dua_kim_co_nuong_nha_chi_hoang_thi_thu-095318-174450.jpeg

Năm đầu tiên đầu tư, gia đình chị Thu đã gặt hái thành công từ dưa lê trong nhà lưới. Ảnh: Lê Như Cương.

Chị Thu phấn khởi chia sẻ: Năm 2021, gia đình đã sản xuất được 4 vụ và xuất bán sản phẩm ra thị trường, vụ dưa đầu tiên thu về 70 triệu đồng, vụ thứ hai 85 triệu đồng, vụ thứ ba 110 triệu đồng (đã trừ chi phí). Quá trình sản xuất, chị tận dụng sức lao động trong gia đình để tiết kiệm chi phí, ngoài ra thuê 2 lao động thường xuyên là người địa phương, mỗi tháng thanh toán tiền thuê nhân công 4,5 - 5 triệu đồng.

Thực tiễn trồng dưa trong nhà lưới hiệu quả kinh tế tăng 25% so với sản xuất ngoài trời, giảm được chi phí, ngăn ngừa côn trùng phá hại và sản phẩm an toàn hơn. Chị Thu đã mạnh dạn đầu tư nửa tỷ đồng để làm nhà lưới, mua sắm vật tư thiết bị phục vụ sản xuất. Đồng thời, áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp như: Làm giá thể, đóng bầu, tưới nước nhỏ giọt; bón phân cân đối hợp lý, kết hợp chăm sóc, tỉa nhánh, để quả, ngăn ngừa sâu bệnh, thu hoạch đúng thời điểm…

09531663thoi_ky_sinh_truong_phat_trien_dua_kim_co_nuong_trong_nha_luoi-095316-174452.jpeg


Đầu tư ban đầu không nhỏ, nhưng lợi nhuận từ dưa lưới công nghệ cao lại rất cao. Ảnh: Lê Như Cương.

Bắt tay làm, việc đầu tiên là chọn hạt dưa giống tốt ngâm với nước sạch “3 sôi 2 lạnh” từ 2 - 3 giờ và đem ngâm ủ vào vải mềm. Hạt nứt nanh đem gieo vào lỗ khay 1 hạt/lỗ dưới lớp đất mỏng đủ ẩm, sau đó đem khay bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C trong 24 giờ rồi đưa vào nhà lưới chăm sóc. Tưới cây trong bầu 1 lần/ngày, khi cây có 2 lá mầm và 1 lá thật thì đem bầu cây ra trồng. Chọn đất thịt hoặc cát pha đảm bảo độ pH đóng bầu.

Làm giá thể: Phối trộn 20% đất với 50% xơ dừa, 20% than vỏ trấu và 10% phân vi sinh, bổ sung NPK, phân Lân, phun thuốc diệt nấm, ủ 20 - 30 ngày. Loại bỏ cây bị bệnh, đưa bầu cây khỏi khay rải đều theo khoảng cách quy định, vùi kín bầu cây dưới đất, tưới thấm để làm chật gốc và dùng ống nước tưới nhỏ giọt đặt trên bầu theo công nghệ của Israel. Dùng nước tưới sạch đã qua xử lý, đảm bảo an toàn. Điều tiết lượng nước thích hợp, giữ độ ẩm cần thiết từ khi cây ra hoa để tăng chất lượng thương phẩm khi thu hoạch...

4323-09531522dua_kim_co_nuong_chi_thu_trong_trong_nha_luoi-095315-174454.jpeg

Nhờ tuân thủ quy trình công nghệ, sản phẩm dưa của trang trại chị Thu cho chất lượng rất tốt. Ảnh: LNC.

Chị Thu chia sẻ kinh nghiệm: Dưa lê Kim Cô Nương là cây dây leo, khi cây cao 20 cm thì bấm không cho leo dây, chú ý tránh dây bị dập gãy. Để một dây chính, bấm bỏ các đọt mới ra, ở vị trí lá thứ 10 - 15 trên mỗi dây muốn quả to chỉ để lại 1 quả tròn căng đều.

Khi thu hoạch, cần nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến cây khác, bảo quản sản phẩm nơi mát. Sau mỗi vụ thu hoạch, sản phẩm bán ra với giá 55.000 đồng/kg cho các cửa hàng an toàn thực phẩm, siêu thị trong và ngoài tỉnh ở Thành phố Thanh Hóa, Hà nội và một số nơi khác, khách hàng đến tận nơi thu mua hết, thậm chí không đủ để bán hay muốn để sử dụng cũng không còn.

Là năm đầu tiên “vạn sự khởi đầu nan”, tuy còn nhiều hạn chế khó khăn nhưng hiệu quả, giá trị kinh tế đạt được là rất rõ. Sắp tới gia đình chị Thu sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng phát triển sản xuất, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, biện pháp thâm canh...

 

Bình luận

Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự

Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.

Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn

Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...

Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao

Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tà Mung vàng ruộm mùa ngô

Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.

Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho

Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha

Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.

Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới

Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.