Đi tìm lời giải bài toán môi trường trong chăn nuôi

Bên cạnh lợi ích kinh tế, chăn nuôi cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường khiến nhà quản lý, chính quyền địa phương và người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội đau đầu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ đang gợi mở nhiều hướng

Đau đầu giải “bài toán hóc búa”
Hà Nội là Thủ đô, nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm luôn đứng trong tốp đầu cả nước. Toàn TP hiện có 76 xã chăn nuôi trọng điểm, với 7,528 trại, gia trại chăn nuôi. Đàn trâu hiện có 28.481 con; đàn bò 14.770 con; đàn lợn 1,6 triệu con; đàn gia cầm 38 triệu con. Sự phát triển chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng đi kèm là thách thức không hề nhỏ về ô nhiễm môi trường.
Với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn như hiện nay, mỗi năm hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường trên 3 triệu tấn chất thải rắn. Đặc biệt, theo tính toán của các nhà khoa học, chăn nuôi lợn thải ra môi trường khoảng 24 lít/con/ngày. Như vậy mỗi năm Hà Nội có trên 422 triệu lít nước thải từ chăn nuôi lợn. Đây là một gánh nặng lớn đối với môi trường Thủ đô.

channuoibo.jpg

Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ ở Hà Nội còn cao.

Xã Minh Châu, huyện Ba Vì là địa phương phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt. Với tổng đàn gần 5.000 con bò, nhưng chủ yếu chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nên vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang là bài toán đau đầu với chính quyền địa phương. Phó Chủ tịch UBND xã Minh Châu Nguyễn Danh Hưng cho biết, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường xả thải trực tiếp ra cống rãnh thoát nước, chảy tập trung về các ao nằm xen kẽ trong khu dân cư, ứ đọng lại gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm nghiêm trọng.
Theo TS Lê Văn Trí - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Sinh học và Môi trường, khi một khối lượng lớn chất thải chăn nuôi mang theo các chất hữu cơ, mầm bệnh và dư lượng hóa chất xả thẳng ra môi trường sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Trong đó, có một số vi sinh vật là các vi khuẩn gây bệnh, một số hóa chất là kháng sinh, thuốc sát trùng, hóa chất phân giải từ chất hữu cơ, kim loại nặng phát tán vào không khí, hòa vào nguồn nước, ngấm vào đất tạo ra mùi và chất độc ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng. Chất thải của gia súc tạo ra 65% lượng N2O trong khí quyển, cùng với các khí khác như CO2, CH4…
Chia sẻ về những khó khăn trong xử lý môi trường chăn nuôi, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn trăn trở, hiện nay tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún của Hà Nội vẫn cao. Trong khi, chăn nuôi nhỏ lẻ thường thiếu diện tích nên việc xử lý ô nhiễm môi trường đúng quy trình gần như không thực hiện được. Hiện, trên 50% chất thải chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không qua xử lý được xả thải thẳng ra môi trường.
Nhiều gợi mở từ công nghệ
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội chia sẻ thêm, vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thực sự là một bài toán hóc búa. Để giải bài toán này, trong những năm gần đây Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, như thúc đẩy, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân. Trong đó, giải pháp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là căn cơ, hiệu quả nhất.
Cụ thể, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và xử lý chất thải, xây dựng hệ thống chuồng kín, xây dựng quy trình xử lý chất thải, nước thái khép kín tại trang trại chăn nuôi. Sử dụng công nghệ cao như chuồng trại có hệ thống cảnh báo và điều tiết nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng nuôi phù hợp với đặc tính của từng loại gia súc, dọn phân tự động và xử lý chất thải, quản lý đàn bằng phần mềm công nghệ thông tin trong chăn nuôi.

dc9aac91ddd2348c6dc3.jpg

Mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học ở Sóc Sơn.

Cùng với đó, ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải như xây hầm biogas; xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học; xử lý nước thải bằng cây thủy sinh; xử lý chất thải bằng công nghệ ép tách phân; xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học cùng việc che phủ kín…
TP cũng đã có một số đề tài xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi đạt hiệu quả tích cực, như mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bò tại Gia Lâm; Dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ trong xử lý chất thải động vật, thực vật làm phân bón cho sản xuất một số loại rau hữu cơ tại huyện Thạch Thất; Đề tài nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp thông qua chất độn lót chuồng trong chăn nuôi đại gia súc...
Chia sẻ về kinh nghiệm xử lý môi trường trong chăn nuôi, Tổng Giám đốc Công ty CP giống gia súc Hà Nội Bùi Đại Phong cho biết, trước đây với phương thức chăn nuôi cũ, số lượng đàn bò nuôi tại công ty khá lớn, nên việc xử lý chất thải chăn nuôi rất khó khăn. Hàng ngày phải tắm rửa cho đàn bò, cào phân, vệ sinh chuồng trại mất khá nhiều thời gian nên đòi hỏi nhân lực lao động lớn mới đáp ứng được công việc.
Tuy nhiên, bài toán đã được giải khi công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi bò trên nền đệm lót sinh học. Đây là công nghệ mới, nếu làm được và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Bên cạnh làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất thải được phân giải, từ đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống không ô nhiễm.
Bên cạnh đó, ruồi muỗi, ve ký sinh trên bò và ở trong chuồng trại đã giảm rất nhiều. Mặt khác, không cần thu phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân công, đồng thời tiết kiện được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm hay rửa chuồng cho đàn bò. Tận dụng làm nguồn phân bón hữu cơ vi sinh sau mỗi vụ chăn nuôi nhờ mật độ vi sinh vật hữu ích dồi dào.
Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi các mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Nguyễn Ngọc Giang kiến nghị, trong thời gian tới, TP cần có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng hệ thống xử lý chất thải, bao gồm hỗ trợ tín dụng cho hộ và cơ sở chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, công trình xử lý chất thải bằng nguồn vốn từ quỹ bảo vệ môi trường. Cùng với đó, có chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng khí sinh học như vốn xây dựng hạ tầng, miễn giảm thuế… Tạo điều kiện về diện tích xây dựng chuồng trại có khu xử lý chất thải…

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.