Đổi thay từ mô hình nuôi bò 3B
Thay vì chăn nuôi theo hướng truyền thống, trang trại Cát Lý do anh Thượng Thái Cát, thôn Mịch B, xã Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) làm chủ đã thực hiện mô hình nuôi bò 3B với quy mô trên 120 con, bước đầu đem lại hiệu quả, thu nhập cao.
Sau một thời gian lập nghiệp trong thành phố Hồ Chí Minh, anh Thượng Thái Cát, sinh năm 1981 nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi bò lai 3B, anh đã quyết định về quê hương để khởi nghiệp.
Nghĩ là làm, anh Cát dốc toàn bộ số vốn dành dụm được để chuẩn bị chuồng nuôi, lên kế hoạch chăm sóc bò cẩn thận.
Trang trại nuôi giống bò 3B của anh Thượng Thái Cát, thôn Mịch B, xã Thuận Hòa ( huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) với quy mô trên 120 con.
Lúc đầu anh mua 17 con. Tuy nhiên, do ban đầu chưa có kinh nghiệm nên bò bị mắc bệnh. Quyết tâm không chịu thất bại, anh quyết định tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi bò 3B trên sách báo và ti vi; tích cực đi học tập các mô hình kinh tế trong, ngoài tỉnh Hà Giang.
Sau thời gian tìm tòi, học hỏi cùng những kinh nghiệm của bản thân, anh Cát đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi bò và làm tốt công tác vệ sinh, phòng bệnh. Nhờ áp dụng chặt chẽ quy trình chăn nuôi, thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn bò của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, ít dịch bệnh.
Đến nay, sau gần 2 năm chăn nuôi, đàng bò của gia đình anh Cát đã lên đến hơn 120 con, chủ yếu là bò lai 3B và bò vàng địa phương. Thị trường tiêu thụ bò chủ yếu cung cấp cho các lò mổ tại Hà Nội. Năm 2021, trang trại xuất bán khoảng 50 con bò, trung bình mỗi con có trọng lượng 600 – 700kg với giá bán 95.000 đồng/kg, cho doanh thu gần 3 tỷ đồng.
Anh Cát chia sẻ: “ Bò 3B là giống bò cao sản nuôi không khó bởi có sức đề kháng cao, phàm ăn nên sản lượng thịt rất cao, Bò 3B ưu điểm là tăng trưởng nhanh. Quan trọng là quá trình chăn nuôi cần tiêm đủ hai loại vắcxin phòng bệnh là lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Chuồng trại nuôi bò không cần cầu kỳ quá nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông...".
Theo anh Cát, giống bò 3B này nuôi 8 - 9 tháng tuổi là bắt đầu vỗ béo. Sau 1,5 năm, trọng lượng của bò 3B có thể lên tới 700kg. Ngoài ra anh cũng tận dụng nguồn phân bò để xử lý làm phân vi sinh cung cấp cho bà con trong và ngoài huyện Vị Xuyên.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, nên đàn bò mà đa số là bò 3B của gia đình anh Cát luôn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
Để phục vụ thức ăn cho đàn bò, anh Cát còn trồng thêm 5ha cỏ, đồng thời thu mua ngô sinh khối của bà con trong xã để dự trữ thức ăn cho bò trong mùa Đông.
Thành công bước đầu từ mô hình chăn nuôi bò 3B, anh Cát là một trong những tấm gương sáng về phát triển kinh tế trên địa bàn xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang).
Đây thực sự là mô hình chăn nuôi có hiệu quả, khai thác được lợi thế của địa phương và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của người dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa đánh giá: “ Mô hình nuôi bò 3B của anh Thượng Thái Cát là mô hình nuôi bò có số lượng lớn trên địa bàn xã Thuận Hòa, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình chăn nuôi, anh Cát đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học rải trên nền chuồng nuôi bò.
"Với cách làm này, vừa khử được mùi hôi của phân bò vừa hạn chế được bệnh tật, giúp bò sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh”, ông Phạm Văn Tuân cho hay.
Để mở rộng chăn nuôi, thời gian tới, với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, anh Cát dự định sẽ thành lập HTX để liên kết sản xuất giữa các hộ chăn nuôi bò cùng hợp tác phát triển với mục đích chăn nuôi an toàn sinh học, tạo ra sản phẩm an toàn có chỗ đứng trên thị trường...
Nguồn: Cổng TTĐT huyện Vị Xuyên
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận