Gà Tiên Yên thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Giống gà Tiên Yên được ông Lý Văn Diểng, người dân tộc Sán Dìu góp công bảo tồn và phát triển, nay trở thành một sản phẩm OCOP nổi tiếng của địa phương.

phat-trien-san-pham-ocop-dia-phuong-0213_20210817_132-141234.jpeg

Gà Tiên Yên là sản phẩm OCOP nức tiếng bởi mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon. Ảnh: TT.

Ông Lý Văn Diểng (xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) tâm sự, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, ông về quê công tác, qua những gì học được và quan sát thực tế đàn gà của gia đình, ông đã nghiên cứu ra phương pháp thụ tinh nhân tạo đảm bảo tỷ lệ đậu trứng cao (tỉ lệ trên 90%). Từ đó, đàn gà của gia đình ngày một tăng và ông cũng tập trung cung cấp giống cho nhiều bà con nông dân trong huyện.

Với mục đích tiếp tục phát triển giống gà Tiên Yên, năm 2014, Sở KHCN Quảng Ninh phối hợp với huyện Tiên Yên hỗ trợ Công ty CP Phát triển Chăn nuôi và Nông - Lâm - Ngư nghiệp Phúc Long (thôn Đồng Mộc, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên), do ông Diểng thành lập, để triển khai dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà Tiên Yên.

Giai đoạn đầu mới áp dụng công nghệ sản xuất giống gà bằng thụ tinh nhân tạo do kinh nghiệm còn hạn chế nên năng suất trứng ấp thành phẩm chỉ đạt 700 - 800 con/1.000 quả trứng ấp. Đến nay, tỷ lệ trứng thành phẩm đạt hơn 900 con/1.000 quả trứng ấp.

Qua việc ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo sẽ tăng được tỷ lệ ấp nở giống gà Tiên Yên, góp phần tăng sản lượng thương phẩm cho thị trường, đồng thời bảo tồn, phát triển và duy trì nguồn gen quý của gà Tiên Yên. 

Tháng 8/2017, huyện Tiên Yên đã phối hợp với Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh tiến hành dán tem điện tử và đeo nhẫn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP, trong đó có gà Tiên Yên. 

Khi được cử về làm Bí thư Đảng ủy xã Hà Lâu (Tiên Yên), ông Diểng cùng với bà con nông dân và các thành viên HTX Hà Lâu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại về tiêu thụ gà Tiên Yên.

"Chúng tôi chọn phương pháp xây dựng thương hiệu gà thịt Tiên Yên, gà Tiên Yên được giết mổ theo quy chuẩn, được đưa vào hút chân không và đeo nhẫn truy xuất nguồn gốc, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc rõ ràng nên người tiêu dùng rất tin tưởng, sản lượng và thị trường không ngừng tăng lên", ông Diểng chia sẻ.

Không dừng ở đó, ông vừa cung cấp gà giống, gà thương phẩm, vừa hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp thức ăn và thuốc phòng bệnh cho gà. Ở xã Hà Lâu, đã có hợp tác xã nuôi gà với nhiều xã viên. Người nông dân Hà Lâu đã yên tâm chăm sóc gà, không còn phải loay hoay, thấp thỏm lo đầu vào, tìm đầu ra cho gà. Trên phạm vi cả huyện, số hội viên nông dân nuôi gà Tiên Yên với số lượng từ 500 con trở lên là trên 360 hộ, còn quy mô dưới 500 con gà thì gần như hộ nào cũng nuôi. 

Từ năm 2018, xã Hà Lâu đã triển khai Dự án nuôi gà thương phẩm thương hiệu Tiên Yên. Hiện nay, đàn gà cũng phát triển lên đến hơn 100.000 con và đã tìm được đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Đàn gà Tiên Yên ở Hà Lâu hiện nay lớn nhất trong cả huyện.

Trong thời gian qua, các hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do tỉnh, huyện hội tổ chức. Qua đó, họ đã vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn tại hộ gia đình để sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Tính riêng năm 2019, huyện có trên 4.200 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhiều nông hộ đã chủ động thành lập hợp tác xã, liên kết xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn sản xuất với tiêu thụ để nâng cao thu nhập và xây dựng thương hiệu cho nông sản. Qua đó, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về thu nhập, kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí nông thôn mới.

Xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên) có địa hình nhiều đồi núi dốc, xã có tới 99% là đồng bào dân tộc thiểu số, với đời sống lao động sản xuất lấy nghề nông, lâm nghiệp là chủ đạo. Vì vậy, việc có một phiên chợ vùng cao họp hàng tuần ở Hà Lâu có ý nghĩa rất lớn với đời sống của bà con nơi đây.

 

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.