Hà Nội: Khuyến khích phát triển trang trại theo chuỗi liên kết

Kinh tế trang trại là thành tố quan trọng trong phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn Hà Nội. Dù vậy, để lĩnh vực này đóng góp tương xứng cho kinh tế Thủ đô nói chung, vẫn còn nhiều việc cần làm.

Hiệu quả kinh tế chưa đồng đều

Trên diện tích 1,3ha tại xứ đồng xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai), hơn 5 năm trước, ông Nguyễn Văn Lâm bắt tay xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Khoảng 11 tỷ đồng đã được ông đầu tư để phát triển vườn cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi lợn.

Sản phẩm từ trang trại của ông Lâm đã liên kết tiêu thụ với Công ty CP thương mại 5S Pro và các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện Quốc Oai. Hoạt động của trang trại được duy trì ổn định nhiều năm qua, mang lại doanh thu bình quân 20 tỷ đồng/năm. Ngoài ra còn tạo việc làm thường xuyên cho 11 lao động, với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.

mo-hinh-nuoi-chim-bo-cau-xa-tan-hung-copy.jpg

Trang trại nuôi chim bồ câu mang lại giá trị kinh tế cao tại xã Tân Hưng (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Tùng Nguyễn.

Cũng đang thu về thành công khá lớn những năm gần đây là trang trại nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Đình Viện ở xã Thư Phú (huyện Thường Tín). Trên quy mô sản xuất 11ha, ông Viện đầu tư nhiều tỷ đồng để nuôi cá, trồng nhãn. Hiện, doanh thu trang trại đạt khoảng 7,5 tỷ đồng/năm; mang đến thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương.

Trên đây chỉ là 2 trong tổng số hơn 1.700 trang trại trên địa bàn Hà Nội đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, đánh giá khách quan của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thì mức độ sản xuất, kinh doanh hiệu quả của các trang trại hiện chưa đồng đều. Nhiều mô hình trang trại mới dừng ở việc hoạt động cầm chừng. Không ít trang trại phải tạm ngừng hoạt động, nhất là trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa qua.

Đa dạng hoá loại hình trang trại

Trước đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm, hiện nay nhiều chủ trang trại đã và đang quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao. Thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, hiện có 243 trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị hàng hoá của các trang trại bước đầu được hình thành và phát triển. Toàn TP hiện có 277 trang trại xây dựng được mối liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với đơn vị phân phối. 

“Việc phát triển kinh tế trang trại nhìn chung giúp khai thác, sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất (đất đai), vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Từ đó, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Hà Nội...”.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội
Dù vậy, thẳng thắn nhìn nhận, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, sự phát triển của các trang trại vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng trang trại áp dụng công nghệ cao toàn phần ít, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý, điều hành. Nhiều trang trại chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nên số lượng trang trại có liên kết còn ít…

Bên cạnh thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, kinh tế trang trại còn góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp. Từ đó, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Theo ông Chu Phú Mỹ, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dạng hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết, kết hợp du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, có giá trị cao và bền vững.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.