Hà Nội tập trung ngăn chặn cúm gia cầm
Hiện nay, lần đầu tiên trên địa bàn thành phố xuất hiện cúm gia cầm chủng A/H5N8 tại huyện Ba Vì. Đây là một trong những bệnh khiến gia cầm có tỷ lệ chết lên tới 100% và nguy cơ bùng phát rất cao.
Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội để hiểu hơn về vấn đề này cũng như các biện pháp ngăn chặn cúm gia cầm.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Linh Dung
- Hiện nay, dịch cúm gia cầm A/H5N8 đã xuất hiện ở Ba Vì và đặc điểm của chủng vi rút này như thế nào thưa ông?
- Hà Nội hiện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước với tổng đàn khoảng gần 40 triệu con. Trong tháng 7-2021, cúm gia cầm A/H5N8 đã phát sinh ở 2 hộ chăn nuôi tại huyện Ba Vì (xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại). Tổng số gia cầm tiêu hủy 2.528 con gà. Hiện tại, 2 ổ dịch này chưa qua 21 ngày, vẫn được tiếp tục theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bệnh cúm A/H5N8 là bệnh truyền nhiễm ở gia cầm (gồm cả gia cầm nuôi, chim yến và chim hoang dã) và động vật có vú (gồm một số loài gia súc, các loài động vật hoang dã và người).
Về triệu chứng, gà mắc bệnh cúm A/H5N8 có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 1 đến 3 ngày, con vật mắc bệnh thường bị chết đột ngột, có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày. Bệnh đặc trưng của cúm gia cầm A/H5N8 là chân xuất huyết, khí quản xuất huyết, đọng nhiều dịch rỉ viêm, túi khí dày đục, có ổ cazein, phổi viêm xuất huyết; dạ dày tuyến xuất huyết, ruột non xuất huyết, hậu môn xuất huyết, gan, lách, thận sưng hoặc xuất huyết; màng bao tim, cơ tim xuất huyết; tim nhão, bao tim chứa nhiều dịch thẩm xuất màu vàng; buồng trứng, dịch hoàn xuất huyết; màng não xung huyết.
- Như vậy, đây là một loại bệnh rất nguy hiểm, vậy ông dự báo tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N8 trong thời gian tới như thế nào?
- Trên thế giới, trong thời gian qua, bệnh cúm A/H5N8 đã lây lan nhanh từ nước này qua nước khác, đặc biệt là bệnh xuất hiện tại các quốc gia láng giềng với nước ta, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam là rất cao. Các loài chim hoang dã có thể nhiễm vi rút cúm A/H5N8, di chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam làm lây lan dịch bệnh. Hiện nay, việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố là rất lớn; đặc biệt, tại chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín), mỗi ngày tiêu thụ 30-50 tấn, vào thời điểm Tết Nguyên đán có thể lên tới 100 tấn từ các tỉnh, thành phố khác vận chuyển về nên nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm nói chung, cúm gia cầm A/H5N8 là rất cao.
- Để hạn chế dịch bệnh phát sinh, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ thực hiện các giải pháp nào, thưa ông?
- Hiện nay, nhằm thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa tập trung chỉ đạo sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra việc vận chuyển lưu thông gia cầm từ các tỉnh, thành phố về chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín), các chốt kiểm dịch tại đầu mối giao thông ra vào địa bàn thành phố; qua đó, để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc vận chuyển lưu thông, không chấp hành các biện pháp kỹ thuật, không khai báo dịch bệnh gia súc, gia cầm. Mặt khác, Hà Nội tổ chức tổng tẩy uế môi trường, trong đó tập trung cao độ ở các huyện có chăn nuôi gia cầm lớn, các khu vực lây nhiễm cao, các bãi rác, chợ có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.
Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm, nhằm bảo đảm tỷ lệ tiêm đạt hơn 80% tổng đàn. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh ngay tại trang trại; chăm sóc nuôi dưỡng tốt; định kỳ tẩy uế môi trường, phát hiện và khai báo kịp thời khi thấy gia cầm không bình thường với cơ quan thú y để có biện pháp khống chế, ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1008105/ha-noi-tap-trung-ngan-chan-cum-gia-cam

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận