Hoa kiểng tết Miền Tây đìu hiu giữa nỗi lo dịch COVID-19
Khác với mọi năm, năm nay không khí chuẩn bị tại các làng hoa tết ở ĐBSCL diễn ra ảm đạm. Người trồng dè dặt đầu tư vào vụ, vì lo ngại sau 1 năm kiệt quệ vì dịch COVID-19 sẽ không có người tiêu thụ…
Hằng năm, từ khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch là làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) đã nhộn nhịp hẳn lên. Nhưng năm nay, mọi thứ đã trở nên đìu hiu vắng lặng.
Ông Lương Tấn Tài (62 tuổi, có thâm niên hơn 40 năm trồng hoa kiểng ở địa phương) cho biết, Hơn 3 tháng qua, do thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, ông và bà con ở làng nghề đã phải để hoa héo khô ngoài đồng vì không thể tiêu thụ được. Ông Tài tính toán: Bây giờ đưa vốn vào trồng là tới mấy chục triệu, nếu như dịch bệnh vẫn phức tạp, bán ra không được thì coi như lỗ chắc.
“Bây giờ nếu không trồng hoa, cũng chẳng biết làm gì khác. Nếu năm trước, tui trồng 3.000 giỏ hoa cúc, thì năm nay giảm còn một nửa. Hết cách, giờ chỉ biết vừa trồng vừa lo”, ông Tài nói.
Nông dân trồng hoa tết ở ĐBSCL đang đối mặt với nhiều nỗi lo vì dịch COVID-19. Ảnh: TR.L.
Theo ông Đoàn Hữu Bốn, Giám đốc Hợp tác xã Hoa kiểng Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, làng nghề hiện có 217 hộ trồng hoa kiểng, trong đó có 90 hộ tại phường Long Hòa và 127 hộ tại phường Long Tuyền. Gần 3 tháng qua, do dịch bệnh, khoảng 90 hộ trồng hoa vạn thọ ở làng nghề đã phải để hoa héo khô ngoài đồng vì không thể tiêu thụ. Thêm vào đó, dịch bệnh đã khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, kinh tế ai cũng kiệt quệ; nên bà con trồng hoa lo ngại thị trường hoa Tết Nhâm Dần 2022 ảm đạm nên giảm quy mô sản xuất.
Ghi nhận tại làng hoa Chợ Lách (Bến Tre), mọi năm, người dân sản xuất khoảng 17 triệu sản phẩm, với vụ hoa tết là chủ lực. Năm nay, dự kiến sản lượng hoa tết năm 2022 của huyện sẽ còn khoảng 50% so các năm trước.
Hoạt động tại làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Ảnh: TR.L.
Còn tại làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), nơi đây có khoảng 697ha trồng hoa kiểng, với hơn 2.300 hộ tham gia. Giá trị sản xuất hoa kiểng hàng năm đạt khoảng 1.920 tỷ đồng, chiếm trên 70% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, trong năm 2021 số lượng hoa kiểng tiêu thụ giảm mạnh; trong khi nguyên liệu đầu vào như phân rơm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đều tăng. Ngoài ra, các điểm làm du lịch cộng đồng từ ngành hoa kiểng bị đóng cửa kéo dài, ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của người dân, hộ sản xuất, kinh doanh hoa kiểng”.
Bà Cao Thị Thanh Mỹ (phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc) cho biết: “Trong hơn 3 tháng qua, số lượng hoa kiểng của bà bị thiệt hại rất nhiều, bởi các đơn hàng không xuất bán được”.
Ông Nguyễn Hoàng Võ Mộng Kha (cùng địa phương) than thở: “Từ đầu năm đến nay, do dịch COVID–19 nên hoạt động mua bán hoa kiểng của tui bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu trước đây, khách hàng đến tham quan, mua sắm rất sôi động còn hiện tại, có khi đợi cả tuần mà không có khách đến đặt hàng. Giá sản phẩm sụt giảm từ 15–20% so với cùng kỳ những năm trước nhưng vẫn không tiêu thụ được”.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Văn Hon, Chủ tịch UBND TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cho biết thêm, thành phố đã khuyến cáo người dân cân nhắc xuống giống hoa kiểng phục vụ tết 2022 một cách phù hợp nhằm tránh nguy cơ gặp khó về đầu ra…
Nguồn: Theo báo Lao động
Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự
Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.
Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn
Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...
Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao
Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Tà Mung vàng ruộm mùa ngô
Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.
Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ
Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.
Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô
Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong
Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.
Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha
Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.
Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới
Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.
Bình luận