Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh: Lan tỏa mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Tỉnh Bắc Ninh hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đầu tư theo hướng hiện đại và cho hiệu quả kinh tế cao.

Điều này góp phần làm thay đổi tư duy, cách làm của nông dân, từng bước thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái

Chị Nguyễn Thị Thu, hội viên Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, chủ trang trại ở phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn chia sẻ: “Năm 1990, gia đình tôi thuê 1,2ha đất làm trang trại trồng hoa và nuôi 8.000 con gà đẻ trứng. Năm 2007, tôi mở rộng sản xuất, thuê thêm 4,7ha và thành lập Công ty TNHH Cửu Long để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái và giáo dục.

Là một trong những người tiên phong ở Bắc Ninh trồng hoa trong nhà kính với nhiều loại hoa như: đồng tiền, ly, lan hồ điệp…, khi mới bắt đầu, tôi cũng gặp phải nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do giá cả bấp bênh, thương lái ép giá, chất lượng hoa chưa cao… Những điều này khiến tôi quyết định trồng  hoa trong nhà kính, đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Thích ứng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ giúp nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu những mô hình trồng hoa mới, chị Thu quyết định đầu tư công nghệ mới để trồng lan hồ điệp. Đó là hệ thống làm mát, điều hòa nhiệt độ, hệ thống bảo ôn cho nhà kính, từ đó có thể điều chỉnh thời gian ra hoa, đa dạng về sản phẩm.

Ngoài ra, chị Thu còn mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ trồng hoa đơn thuần sang phát triển theo hướng “sản xuất kết hợp với du lịch” với 3 khu rõ rệt: Khu trải nghiệm mô hình giáo dục thông minh với các hoạt động trải nghiệm như khám phá mê cung hoa, tự làm nông nghiệp, lội suối và bắt cá…; Khu du lịch sinh thái với hoạt động chính là nhà hàng ẩm thực và văn hóa quan họ; Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh, khám phá văn hóa xứ Kinh Bắc. Mô hình của chị Thu được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm.

Trồng rau trong nhà màng

Theo Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Nông sản Hải Phong, bà Nguyễn Thị Trâm, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, việc ứng dụng công nghệ nhà màng trồng rau an toàn ngày càng được ưa chuộng. Công nghệ này có nhiều ưu điểm vượt trội như: hạn chế được tác động của thời tiết, môi trường, sự xâm nhập của các loại côn trùng, đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động…

002.jpg

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong (huyện Lương Tài).

 Là nữ doanh nhân, nhưng bà Trâm cũng từng là nông dân, sinh ra ở huyện Lương Tài, từng phải tận mắt chứng kiến cảnh bà con trồng rau ở quê thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá, năm nào cũng băn khoăn với câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì? Nên bà Trâm quyết tâm tìm hướng phát triển bền vững.

Năm 2014, bà thành lập Công ty và chọn sản phẩm chủ lực là măng tây xanh. “Ngay từ đầu tôi đã sản xuất theo hướng VietGAP nên sản phẩm dễ dàng được Vinmart, BigC chấp nhận tiêu thụ. Năm 2016, được sự giúp đỡ của tỉnh Hội, chính quyền, tôi đã xây dựng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên trên địa bàn. 5ha rau được trồng theo quy trình VietGAP, kiểm tra cẩn thận từ khâu làm đất, xuống giống, sơ chế, bảo quản, truy xuất nguồn gốc… nên sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Được đà, tôi mở rộng sản xuất, liên kết với các chủ trang trại có diện tích lớn, chung chí hướng sản xuất nông sản sạch để cung cấp ra thị trường. Tôi đầu tư thêm xưởng sơ chế làm nơi tập kết và đóng gói sản phẩm, kho lạnh với công suất gần 170 khối, chứa được trên 40 tấn hàng; máy làm đất, phun thuốc, phương tiện vận chuyển, hệ thống tưới tiêu, 7.000 m2 nhà lưới, 13.000m2 nhà màng, nói không với thuốc trừ sâu hóa học, áp dụng công nghệ sinh học và nano trong chăm sóc cây trồng để tăng năng suất cũng như chất lượng rau, củ”, bà Trâm chia sẻ.

Từ những kinh nghiệm này, bà Trâm nhiệt tình hướng dẫn, tư vấn cho nhiều hộ nông dân về phòng trừ sâu bệnh, vận động bà con quanh vùng sản xuất an toàn, ổn định thu nhập.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Theo ông Phạm Văn Chiến, Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Ninh, thời gian qua, Bắc Ninh đã tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, có cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Tuy nhiên, ông Chiến cho rằng, trong thời gian tới, Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp, HTX, nông dân.

Song song, cần đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, chuyển giao các thành tự khoa học công nghệ mới vào sản xuất như: đưa nhanh các loại giống cây trồng mới, công nghệ sinh học, cơ giới hóa…; áp dụng đồng bộ công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, công nghệ cao và bền vững.

Phát biểu tại Đại hội lần thứ V (2021-2026) Hội NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh ngày 21/12/2021, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quốc Chung cho rằng: Hội cần đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, luôn đề cao tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước hội viên; tích cực xây dựng và củng cố tổ chức, là cầu nối tin cậy, chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên.

Đồng thời, vận động, giúp đỡ các hội viên khởi nghiệp và thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn hội viên sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, sản xuất tuần hoàn, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, sản xuất an toàn, hữu cơ bền vững; xây dựng thương hiệu sản phẩm và có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP…
Ngoài ra, tăng cường liên kết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản giữa các địa phương trong, ngoài tỉnh, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Đẩy mạnh xây dựng, quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu nông sản để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao phát triển.

Cùng với định hướng, chủ trương của tỉnh, ông Nguyễn Xuân Vững, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (tiền thân là Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh), cho biết, hàng năm, các cấp Hội đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan để tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; triển khai thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng mô hình điểm là nơi thăm quan học tập và nhân rộng.

Hội còn phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan mở lớp đào tạo nghề cho hội viên. Hướng dẫn cán bộ, hội viên ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trong sản xuất VAC...

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.