Kể chuyện làng: Chợ Giành - một nét duyên quê

Chợ Giành là một trong những ngôi chợ không còn xa lạ đối với người dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Chợ không chỉ có lịch sử lâu đời, gắn liền với câu chuyện chiếc Giành mà còn là nơi giao thương sầm uất nhất trong huyện mỗi dịp Tết đến, xuân về.

d1.jpg

Các mặt hàng hoa tươi được bán tại chợ Dành. Ảnh: Vũ Tâm

Căn cứ vào sử liệu, chợ Giành có nguồn gốc lịch sử hình thành gắn liền với quá trình hình thành làng Giành (tức làng An Định ngày nay). Trước kia làng Giành có hai tên, dân gian thường gọi là làng Giành, còn có chữ là An Định. Buổi khai phá lập làng, làng Giành là những gò nổi trên biển nước mênh mông. Dân sống chủ yếu bằng nghề sông nước dựa vào các gò để qua đêm và tránh những ngày mưa bão. Đầu kế kỷ XIV, công chúa Huyền Trân và thị nữ Phương Dung từ Chiêm Thành về đã ghé thuyền nghỉ lại, truyền dậy dân đan Giành (cải tiến từ chiếc gùi đeo trên lưng của người Chiêm). Từ đó một số người bỏ nghề sông nước chuyển sang nghề đan Giành. Nghề ấy sau thành tên gọi của làng.

Người có công đầu tiên trong việc khai hoang, lập làng Giành là công chúa Huyền Trân và thị nữ Phương Dung, sau đó là Tả Đô đốc Hoàng Quận Công Nguyễn Đình Kinh cháu 5 đời khai quốc công thần Nguyễn Xí đã đưa hầu hết con cháu từ Yên Định (Thanh Hóa) ra đây để khai khẩn mở rộng làng. Tên làng  An Định ngày nay là do Tả Đô đốc Hoàng Quận Công Nguyễn Đình Kinh đặt cho làng Giành để con cháu không quên gốc tích, tên chữ  làng An Định còn cho biết chốn này đã bình yên, dân đã an cư lạc nghiệp.

d2.jpg

Hải Sản từ Quang Lang, Thụy Xuân được đem đến bán tại chợ. Ảnh: Vũ Tâm

Để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán nông phẩm và nhu yếu phẩm đặc biệt đưa nghề thủ công đan Giành phát triển, chợ Giành được hình thành là nơi trao đổi mua bán của nhân dân trong làng, ngoài tổng. Chợ họp một tháng sáu phiên vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 với các sản vật địa phương như tôm, cá, thóc gạo, dụng cụ nông nghiệp: cuốc, dao… dụng cụ đánh bắt cá: đó, đơm…

Sự nhộp nhịp trao đổi mua bán đã đưa chợ Giành nổi tiếng một thời cùng với 36  làng Giành khác trong cả nước. Sau những năm 1954, do nhu cầu mua bán của nhân dân ngày càng tăng, phiên chợ Giành có sự thay đổi, mở rộng số ngày họp vào các ngày: 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, 13, 15, 16, 18, 20, 21, 23, 25, 26, 28, 30.

d3.jpg

Các vật dụng gia dụng được bày bán ở chợ. Ảnh: Vũ Tâm

Hiện nay, bên cạnh những phiên chính để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, chợ được mở thường xuyên với đầy đủ các mặt hàng được bày bán từ sản vật địa phương do người trong làng, xã nuôi trồng, thu hoạch rồi đem ra để trao đổi, cho đến các mặt hàng từ các làng nghề lân cận, những mặt hàng được sản xuất ở thành phố được đưa về bày bán để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Bà Nguyễn Thị Dung, một người có thâm niên 10 năm bán trứng vịt lộn, bánh cuốn, bánh chưng, bánh rán tại chợ Giành cho biết: "Chợ Giành nổi tiếng trong vùng nhờ có vị trí giao thông thuận lợi. Hiện nay, phiên chính cũng như phiên phụ, chợ đều nhộn nhịp người mua, người bán từ sáng sớm đến trưa, chợ quy tụ đầy đủ các mặt hàng quanh vùng: hải sản từ Quang Lang, Thụy Xuân đem đến, dao, cuốc, liềm từ làng nghề An Tiêm mang sang… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng".

d4.jpg

Cổng chợ Dành. Ảnh: Vũ Tâm

Chợ Giành nhộn nhịp, đông vui nhất là những ngày cận Tết, với đầy đủ các hương vị, sắc thái đặc trưng chợ phiên ngày Tết. Từ sáng sớm tinh mơ, khi còn mờ mịt hơi sương những chuyến xe chở lá dong từ các tỉnh thành đã nối đuôi nhau vào chợ để bày bán những cuộn lá dong, ống nứa (ống dong) cho người dân địa phương gói bánh chưng. Cùng với đó là những chuyến xe chở chậu hoa, cây quất, cành đào  cập bến bày bán khắp cổng chợ. Dần về sáng là những mớ rau, con gà, nải chuối, buồng cau… được người dân trong làng, ngoài xã đem đến bán xen kẽ với hàng thịt, hàng gia dụng, hàng quần áo với đầy đủ các màu sắc rực rỡ phù hợp với mọi lứa tuổi.

Chợ Giành ngày Tết kéo dài từ sáng đến chiều, người đi chợ không chỉ để buôn bán, mua sắm mà còn để "xem chợ, chơi chợ" trong không khí vui tươi được thể hiện trên từng nét mặt thân thương.

Chợ Giành nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp và thông thoáng. Hình thức mua bán đối với đa số mặt hàng vẫn là chọn hàng, trả giá và gửi tiền mặt. Hàng hóa ở chợ đa dạng, số lượng dồi dào và giá cả cũng không chênh lệch nhiều so với chợ huyện.

Tuy nhiên một thực tế đáng buồn xảy ra, không biết vì lý do gì mà tên chợ Giành đã bị thay đổi thành "chợ Dành" được ghi ở biển cổng chợ hiện nay. Chợ Giành gắn liền với câu chuyện chiếc Giành đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người dân địa phương giờ đây chỉ còn là những hoài niệm. Nhưng chợ Dành vẫn chính là chợ Giành ngày xưa đúng như tên mà các vị "tiền nhân" khai hoang, lập làng đặt để rồi mỗi dịp Tết đến, xuân về, chợ là nơi lưu giữ ký ức, nhắc nhở thế hệ trẻ hướng về cội nguồn với những nét văn hóa chợ phiên truyền thống được truyền tục từ bao đời nay.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.