Khai báo tái đàn chăn nuôi: Người dân chưa tự giác
Chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện không bảo đảm, không nắm rõ Luật Chăn nuôi… là những lý do khiến người chăn nuôi không khai báo với chính quyền địa phương khi tái đàn. Điều này gây ảnh hưởng tới công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm...
Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên người dân không tự giác khai báo với chính quyền địa phương.
Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 gồm nhiều điểm nổi bật so với Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2004. Theo đó, tại khoản 1, Điều 54 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã nhằm kiểm soát quy mô chăn nuôi và có quy hoạch cụ thể cho từng vùng. Trong đó, kê khai tổng đàn vật nuôi, nguồn gốc mua bán sản phẩm giống vật nuôi… Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội chủ động khai báo khi tái đàn còn rất thấp.
Nuôi gà hàng chục năm nay nhưng bà Nguyễn Thị Ngư ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức chưa từng nghĩ đến việc khai báo chăn nuôi. Bà Ngư cho biết: “Trước đây, thỉnh thoảng có cán bộ thú y xã đến nhà để thống kê đàn vật nuôi chứ tôi chưa bao giờ chủ động đi khai báo bởi gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ”. Tương tự, hộ ông Phạm Văn Tiến, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai nuôi lợn từ 20 năm nay nhưng chỉ đến khi dịch tả châu Phi bùng phát mới kê khai với chính quyền địa phương để được nhận hỗ trợ. “Trước đây, tôi thường nhập con giống qua thương lái nên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Nhưng hiện nay phải nhập ở cơ sở uy tín để nếu không may gặp thiên tai, dịch bệnh còn được Nhà nước hỗ trợ theo quy định” – ông Tiến chia sẻ.
Là một trong những địa phương chăn nuôi trọng điểm của TP nhưng tới thời điểm này, huyện Ứng Hòa mới có khoảng 30% hộ chăn nuôi kê khai đàn vật nuôi. Trong đó chủ yếu là các DN, hợp tác xã, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Đặng Thị Tươi, việc kê khai tổng đàn vật nuôi trên địa bàn huyện rất khó khăn, do tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ lớn, người dân không tự giác khai báo. Điều này gây khó khăn tới việc định hướng phát triển chăn nuôi của huyện.
Theo Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, việc thống kê số lượng đàn vật nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đối vợi việc quản lý tổng đàn, phòng chống dịch bệnh, cũng như chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của Thủ đô. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ người chăn nuôi chủ động khai báo còn rất thấp. Do đó, để Luật Chăn nuôi đi vào đời sống và công tác thống kê đàn vật nuôi mang lại hiệu quả cao, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sát sao vào cuộc để nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi.
Nguồn: http://kinhtedothi.vn/khai-bao-tai-dan-chan-nuoi-nguoi-dan-chua-tu-giac-422827.html
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận