Khủng hoảng thừa thịt heo
Lượng heo tồn đọng trong dân lớn, đặc biệt heo quá lứa đang chiếm 30% tổng đàn nhưng khó bán và giá chỉ 28.000-32.000 đồng một kg hơi.
"Hôm trước thương lái trả giá heo hơi 38.000 đồng một kg nhưng nay đến bắt thì họ hạ thêm 2 giá và chỉ chọn những con có trọng lượng 110-120 kg", ông Hoàng, hộ nuôi đàn 100 con ở Đồng Nai than thở. Đợt này gia đình ông phải chịu lỗ khoảng 150 triệu đồng cho lứa heo này.
Cũng sốt ruột vì giá heo xuống quá thấp, ông Anh, một hộ nuôi heo ở Long An cho hay, dịch diễn biến phức tạp, heo được xuất chuồng nhà ông không được mấy thương lái hỏi mua vì chúng đã quá trọng lượng. Để thoát lỗ, mỗi ngày nhà ông đều tự mổ và mang ra chợ bán với mong muốn kiếm lại được chút gốc.
Trang trại chăn nuôi heo miền Nam: Ảnh: Vissan
Là thương lái chuyên thu mua heo ở Long An, ông Giàu cho biết, giá heo đang lao dốc và có nguy cơ giảm tiếp trong tuần tới. Ông cũng đang phải gánh lỗ cho đàn heo gia đình đợt này khoảng 150 triệu đồng cho 100 con dù mình là một thương lái.
Theo ông Giàu, với mức giá chỉ 35.000-40.000 đồng một kg heo hơi loại 1, người chăn nuôi tại Long An cũng đang chịu thiệt hại nặng nề. Với những hộ nuôi từ 500-1.000 con, số lỗ có thể lên tới cả tỷ đồng. Với mức lỗ ngày càng tăng, nhiều hộ nuôi còn phải đối diện với tình trạng heo quá lứa không thể tiêu thụ. Tại Long An, số lượng heo quá lứa (trên 120 kg) đang chiếm tới gần 50%.
Cũng cho rằng, người nuôi heo đang khốn khổ, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, 3 tháng TP HCM giãn cách lượng heo tồn tại thủ phủ chăn nuôi heo lên tới 300.000 con. Các tỉnh, thành phía Nam đang dần mở cửa trở lại nhưng tình hình tiêu thụ heo vẫn rất ế ẩm.
Đáng báo động, thương lái đã đi thu mua heo trở lại nhưng ở mỗi chuồng, họ chỉ bắt khoảng 30-40% trong tổng lượng heo cần bán. Với heo quá lứa, cỡ 120-150 kg một con họ không mua dù giá thấp chỉ 28.000-30.000 đồng một kg.
Theo ông Đoán, nguyên nhân chính là hầu hết bếp ăn tập thể cung cấp suất ăn cho học sinh, công nhân ở các nhà máy, các khu công nghiệp vẫn chưa hoạt động trở lại. Dịch bệnh khiến hầu bao của người tiêu dùng thắt chặt hơn còn giá thịt heo bán lẻ ở thị trường vẫn cao ngất ngưởng.
Ngoài ra, cũng theo ông Đoán, từ đầu năm đến nay, cả nước đã nhập khẩu khoảng 257.000 tấn thịt heo, tương đương với lượng heo giết mổ là 4 triệu con. Lượng thịt heo nhập khẩu khá lớn này cũng đang gây áp lực nhất định tới giá heo hơi trong nước.
Áp lực trên càng khiến người dân rơi vào trạng thái khủng hoảng, ông Đoán dự báo giá heo sẽ tiếp tục rớt trong vài tuần tới khi nguồn hàng tồn đọng lớn chưa được tiêu thụ, thương lái ép giá.
Thừa nhận lượng hàng heo quá lứa tăng, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ước tính, 3 tháng giãn cách số lượng heo quá lứa (trên 115 kg một con) tại doanh nghiệp chiếm khoảng 20% trên tổng đàn heo, tương đương 60.000-70.000 con. Hiện, giá heo này doanh nghiệp cũng chỉ bán được ở mức 28.000-32.000 đồng một kg.
Ước tính của Cục Chăn nuôi cho thấy, số heo quá lứa xuất chuồng nhưng chưa bán được là khoảng 8 triệu con, tương đương 30% tổng sản lượng. Trong khi, thịt lợn nhập khẩu 8 tháng năm 2021 lên tới 257.000 tấn, trị giá đạt hơn 508 triệu USD, tăng 62% về lượng và tăng 84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Với lượng tồn đọng heo quá lứa đang khá cao, ông Huy tính toán phải mất 2 tháng nữa mới giải quyết xong lượng heo còn tồn đọng tại trang trại của C.P Việt Nam nói riêng và các hộ chăn nuôi nói chung.
Trong khi đó, ông Đoán thì cho rằng phải mất 3 tháng mới có thể giải quyết xong lượng hàng tồn đọng. Điều này, đang khiến hiệp hội lo ngại người dân sẽ không tái đàn nhiều. Do đó, cuộc "khủng hoảng ngược" so với hiện tại là nguy cơ thiếu thịt heo vào tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán.
Do đó, ông Đoán cho rằng, giải pháp trước mắt là cần đẩy mạnh lượng hàng tiêu thụ để giải phóng nguồn cung trong nước nhanh. Ngược lại, thay vì cho nhập khẩu ồ ạt thì Chính phủ nên ra quyết định giảm tỷ lệ nhập khẩu để cải thiện sức tiêu thụ cho thịt nội.
Các ban ngành liên quan cũng cần có kế hoạch cụ thể và công bố rộng rãi về tổng nhu cầu thị trường trong nước và dự báo nhu cầu để người nuôi yên tâm tái đàn.
Đồng quan điểm, mới đây, Hội Chăn nuôi Việt Nam vừa gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính kiến nghị kiểm soát heo nhập khẩu.
Theo hội này, "chưa bao giờ ngành chăn nuôi khó như hiện nay" và đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thân phối hợp với Bộ Công Thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là những sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần mở lại các chợ đầu mối, chợ truyền thống. Các doanh nghiệp lớn cần lên kế hoạch tích trữ để tránh tình trạng thiếu hụt thịt heo trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây cũng là giải pháp giúp giá heo hơi phục hồi nhanh hơn.
Nguồn: Theo Vnexpress.net
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận