Kinh nghiệm làm giàu từ nuôi dê sinh sản

Bắt đầu nuôi dê từ năm 2015, anh Thùy, thôn Bù Tam, xã Phước Minh (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) thường xuyên học hỏi bạn bè nuôi dê ở nhiều nơi, nghiên cứu tài liệu trên mạng nên có nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

Toàn bộ đàn dê được anh chọn lọc, chỉ để lại giống dê bo lửa.

Hai năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến người nuôi dê trong tỉnh Bình Phước gặp nhiều khó khăn. 

Sau khi trở về trạng thái bình thường mới, đến nay hoạt động sản xuất kinh, doanh phục hồi, giá dê tăng trở lại khiến người chăn nuôi phấn khởi. 

 
Được thành lập từ tháng 6-2021, đến nay, các hộ chăn nuôi của Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi dê Phước Minh, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đang liên kết chọn giống, đầu tư chuồng trại, nhân đàn kết hợp phát triển các mô hình trồng trọt, tạo khí thế thi đua lao động sản xuất sôi nổi.

Giá dê tăng, người nuôi nhân đàn
Gia đình anh Sầm Văn Nghiệm ở thôn Bù Tam, xã Phước Minh bắt đầu nuôi dê từ năm 2017. Ban đầu do kinh tế còn khó khăn nên anh chỉ nuôi 4 con dê cái. 

Dê mẹ sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa 2 con. Tận dụng nguồn thức ăn dồi dào từ cây keo làm trụ tiêu nên đàn dê tăng trưởng rất nhanh. Hai năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá dê giảm mạnh, có thời điểm chỉ còn 40 ngàn đồng/kg hơi, nhưng vẫn không có đầu ra. 

Từ tháng 3-2022 đến nay, giá dê tăng trở lại, tùy theo giống, loại mà giá dao động từ 80-135 ngàn đồng/kg nên anh Nghiệm cũng như người nuôi dê nói chung hết sức phấn khởi, nhiều hộ quyết định đầu tư trở lại. Với đàn dê hiện có 60 con, anh Nghiệm đang làm thêm chuồng, trại ngay trong vườn điều của gia đình để phân loại, tăng đàn.

be.jpg

Nhờ chăm sóc chu đáo nên đàn dê của anh Sầm Văn Nghiệm, thôn Bù Tam, xã Phước Minh (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) phát triển khỏe mạnh, liên tục tăng đàn

Theo anh Nghiệm: “Tất cả loại dê nếu được nhốt riêng là tốt nhất. Cụ thể, dê hậu bị nhốt riêng và có chế độ chăm sóc riêng để có sức khỏe tốt trước khi mang thai. Quá trình dê động đực sẽ dễ theo dõi và cho phối giống thuận tiện. Dê mẹ đang mang thai cần phải nuôi nhốt độc lập, mỗi con 1 chuồng để tránh cạnh tranh thức ăn, đánh nhau gây sảy thai. 

Chuồng dê sinh sản không cần quá rộng, vì sau khi sinh vài tuần, dê con có thể nhập đàn. Những con dê đực sau khi cai sữa, cũng sẽ nhốt riêng để bán. Ngoài lá keo, cỏ dứa thơm, người nuôi còn cho dê ăn thêm cám tổng hợp để mau tăng ký. Dê đực chắc thịt nên bán giá cao hơn dê cái từ 20-30 ngàn đồng/kg”.

Anh Sầm Văn Nghiệm, thôn Bù Tam, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập cho hay: So với nuôi heo thì nuôi dê thuận lợi hơn nhiều. Bởi nuôi heo phải có nguồn vốn đầu tư cao về mua heo giống, thức ăn chăn nuôi. Hệ thống chuồng trại phải xây dựng quy mô, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, công chăm sóc heo vất vả, khả năng rủi ro dịch bệnh trên heo cao hơn so với nuôi dê. 

Đặc biệt, theo anh Nghiệm. giá heo hơi thường bấp bênh, trong khi nuôi dê đầu tư chuồng trại không quá cầu kỳ, thức ăn phần lớn dễ kiếm, ít tốn kém. 

Trường hợp nếu không tiêu thụ dê được vẫn có thể duy trì hoặc tăng đàn, trong khi dê rất ít bệnh. Nếu giá dê hơi giữ mức từ 100 ngàn đồng trở lên thì người nuôi dê có thu nhập rất ổn định. Chỉ cần 20 con dê sinh sản, người nuôi có thể thu lời 100 triệu đồng/năm.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê, hỗ trợ vốn vay
Cùng niềm vui giá dê tăng trở lại, gia đình anh Sầm Văn Thùy ở thôn Bù Tam, xã Phước Minh cũng đang tập trung phát triển đàn dê của gia đình. 

Anh còn kết hợp trồng sầu riêng và mãng cầu xiêm. Bắt đầu nuôi dê từ năm 2015, anh Thùy thường xuyên học hỏi bạn bè nuôi dê ở nhiều nơi, nghiên cứu tài liệu trên mạng nên có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Toàn bộ đàn dê được anh chọn lọc, chỉ để lại giống dê bo lửa. 

Anh Thùy cho biết: “Sức đề kháng của giống dê bo lửa khỏe hơn, ít bệnh, nhanh lớn và rất chắc thịt, vì thế được nhiều người ưa chuộng. Việc bán dê bo giống và dê bo thịt đều đắt hơn các giống dê khác. Tuy nhiên, so với giống dê bách thảo, dê cỏ, dê Ấn Độ... thì giống dê bo lửa có thời gian sinh sản chậm hơn từ 1-2 tháng”.

Gia đình anh Thùy hiện có 3 chuồng nuôi với tổng đàn 60 con dê bo. Định kỳ 6-9 tháng, anh Thùy khử trùng chuồng nuôi bằng nước vôi, đồng thời tẩy giun và tiêm vắc xin phòng các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng. 

Trong quá trình nuôi dê, anh Thùy đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh và trợ sinh cho dê. Chuồng dê của anh Thùy được làm giữa vườn sầu riêng. 

Chuồng được làm cao và dốc nghiêng về một phía, thường xuyên xịt rửa sạch sẽ, thoáng mát. Do biết thiết kế chuồng hợp lý nên nguồn phân dê luôn được thu gom sạch sẽ, gọn gàng và đem ủ theo thứ tự từng lớp, đến khi hoai mục sẽ bón cây trồng.

Anh Thùy chia sẻ, bón phân bằng cách rải trên đất theo độ phủ tán cây. Cỏ mọc tới đâu sẽ phát tới đó nên đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật có lợi phát triển. Hiện vườn mãng cầu và sầu riêng chưa đến tuổi cho thu hoạch, song cả 2 vườn cây của anh Thùy đều phát triển xanh tốt. 

Riêng vườn tiêu của gia đình anh Nghiệm, nhờ vào nguồn phân dê bón hằng năm nên không chỉ cây khỏe mạnh, lâu tàn, ít bệnh mà còn cho năng suất ổn định, bình quân 3,5 tấn/ha. Giá trị kinh tế từ mô hình này đem lại rất cao nên hầu hết những hộ nuôi dê trong HTX đều kết hợp trồng xen hồ tiêu, sầu riêng và nhiều loại cây ăn trái khác.

Ông Nguyễn Đình Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh: Hiện giá dê rất ổn định, nhiều hộ đang đẩy mạnh tăng đàn, đầu tư trở lại. 

Những con đực cao, to, khỏe mạnh sẽ được các hộ chọn làm giống, trên cơ sở đó chia sẻ, hỗ trợ nhau việc phối giống để tránh trùng huyết thống, ảnh hưởng đến giống nòi. HTX cũng vừa giải ngân 200 triệu đồng cho một số hộ kinh tế còn khó khăn có nhu cầu đầu tư chuồng trại, mua con giống. 

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thành viên về vốn, kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh và đặc biệt là xây dựng thương hiệu, đầu ra để mô hình phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Đình Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX chăn nuôi dê Phước Minh cho biết: Tháng 6-2021, HTX được thành lập với 12 thành viên. 

Để phát huy hiệu quả mô hình kinh tế tập thể này, Ban quản trị HTX đã chủ động ký kết hợp đồng với một số quán ăn, dịch vụ kinh doanh nhà hàng, đám cưới trên địa bàn huyện Bù Gia Mập và thị xã Phước Long. Khi có nhu cầu dê thịt, các nhà hàng sẽ trực tiếp làm việc với ban quản trị, thống nhất giá, số lượng, chủng loại, trên cơ sở đó ban quản trị sẽ thông báo trên nhóm của HTX để đáp ứng nhu cầu.

 

Nguồn: Theo báo Bình Phước

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.