Lai Châu tìm giải pháp tiêu thụ nông sản
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều nông sản của Lai Châu không thể tiêu thụ, xuất khẩu. Sáng 27/8, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức họp bàn để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến tiêu thụ
Chè là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực đem lại thu nhập, ổn định cuộc sống cho hàng nghìn hộ nông dân Lai Châu.
Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, hiện trên địa bàn Lai Châu có hơn 8.460 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh đang cho thu hoạch là 5.970 ha. Sản lượng chè búp tươi 8 tháng đầu năm ước đạt 31.200 tấn, dự ước hết năm 2021 sản lượng chè đạt 44.000 tấn. Toàn tỉnh có 20 công ty, doanh nghiệp và 54 cơ sở nhỏ chế biến chè búp tươi đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, với tổng diện tích 5.705 ha.
Các sản phẩm chè chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu dưới dạng đóng bao lớn sang các nước Trung Đông, Đài Loan (Trung Quốc) và một số thị trường khác. 8 tháng đầu năm nay, các cơ sở sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã chế biến được 6.933 tấn chè khô các loại; trong đó số lượng tiêu thụ 4.688 tấn (bao gồm cả số lượng tồn đọng năm 2020); số lượng còn tồn kho, chưa tiêu thụ hiện còn hơn 3.000 tấn.
Nhiều năm trở lại đây, cây chuối đã đem lại nguồn thu lớn cho nông dân huyện Phong Thổ và các địa phương lân cận.
Tương tự, đối với cây chuối, hiện nay toàn tỉnh Lai Châu có 4.128 ha. Sản lượng chuối toàn tỉnh 8 tháng đầu năm ước đạt 30.000 tấn; dự ước hết năm 2021 tổng sản lượng chuối đạt 45.000 tấn, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Toàn tỉnh hiện có 20 cơ sở được cấp mã để đóng gói xuất khẩu; trong đó có 17/20 cơ sở tiếp tục duy trì và 3 cơ sở đã ngừng hoạt động. 8 tháng đầu năm, Lai Châu đã tiêu thụ 27.000 tấn, trong đó chủ yếu xuất khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ. Hiện sản lượng chuối đến kỳ thu hoạch còn tồn đọng, chưa tiêu thụ khoảng 3.000 tấn.
Theo đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, nguyên nhân sản phẩm chè chưa tiêu thụ được do dịch bệnh Covid-19 phức tạp, giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao nên hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị đình trệ. Thị trường chủ yếu và truyền thống của chè Lai Châu là các nước Trung Đông.
Thị trường xuất khẩu chuối của Lai Châu chủ yếu là Trung Quốc và được xuất qua cửa khẩu Ma Lù Thàng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, từ đầu tháng 7 đến nay, phía Trung Quốc tạm ngừng không cho nhập khẩu chuối tươi và các mặt hàng nông sản khác theo lối cửa khẩu Ma Lù Thàng, cho nên hoạt động này cũng bị dừng. Do đó, các doanh nghiệp phải xuất khẩu chuối qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai… Tuy nhiên, do cước phí vận tải cao, thương lái không ổn định nên số lượng xuất được cũng rất ít.
Cũng theo nhận định của chính các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các cơ quan chuyên môn tỉnh Lai Châu, những nguyên nhân trên chỉ là nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến các mặt hàng nông sản, nhất là đối với sản phẩm chè còn tồn kho nhiều, xuất phát chính từ phương pháp sản xuất, chế biến và tiêu thụ hiện nay.
Đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuối tại của khẩu Ma Lù Thàng phát biểu tại buổi họp bàn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ông Vũ Hoàng Mạnh, đại diện Công ty cổ phần chè Than Uyên nêu rõ, nguyên nhân sản phẩm chè không tiêu thụ được một phần là do chất lượng nguyên liệu và sự đa dạng của sản phẩm. Do chất lượng nguyên liệu thấp, sản phẩm chế biến ra chưa đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và một số nước Châu Âu, thị trường bị thu hẹp.
Đồng quan điểm với ông Mạnh, đại diện các doanh nghiệp, các hợp tác xã đều cho rằng, hiện việc xuất khẩu chè đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường các nước Trung Đông (hơn 80% sản lượng chè hiện đang xuất sang các nước Trung Đồng). Hiện tại thị trường nội tiêu ít được chú trọng, sản phẩm tiêu thụ nội địa rất thấp. Cùng với đó là việc quản lý, phân chia và thâm canh vùng nguyên liệu chưa được chú trọng. Việc quảng bá, xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng. Giữa các doanh nghiệp cùng ngành chưa có sự liên kết, gắn kết; các doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn đang hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm”…
Đối với cây chuối, hiện tại thị trường chủ yếu vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, chưa có sự đầu tư thâm canh, thiếu sự liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chưa có doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, sản phẩm xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô, chủ yếu là xuất chuối tươi… nên yếu tố thị trường đầu ra không bền vững.
Trước những khó khăn vướng mắc trên, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ quan chuyên môn địa phương đều nhất trí cho rằng, giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà cụ thể ở đây là chuối, chè cần phải xác định là chiến lược lâu dài.
Đại diện chính quyền và các cơ quan chuyên môn tỉnh Lai Châu cho rằng, về lâu dài để sản phẩm chuối, chè có được thị trường bền vững, các doanh nghiệp hợp tác xã cần phải chủ động thay đổi quan điểm và làm mới chính mình. Cần phải đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, đầu tư theo chiều sâu, sản phẩm chất lượng cao phải gắn với thị trường; bản thân doanh nghiệp hợp tác xã phải mạnh dạn thay đổi từ khâu quản trị, kinh doanh đến khâu sản xuất. Chú ý xây dựng thương hiệu, các tiêu chuẩn quy chuẩn cho sản phẩm của đơn vị…
Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cam kết đồng hành với các doanh nghiệp, hợp tác xã để tìm hướng giải quyết các nông sản tồn đọng. Cụ thể, tỉnh sẽ làm việc với các đơn vị có hạn ngạch xuất khẩu ở Hà Nội để tìm thị trường. Nếu được tỉnh sẽ đứng ra hợp tác với các đơn vị đó.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan cùng doanh nghiệp rà soát cụ thể từng loại mặt hàng, kiểm kê các sản phẩm, số lượng, chất lượng để tìm kiếm thị trường. UBND tỉnh sẽ phối hợp các ngân hàng trên địa bàn rà soát lại để tìm hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tỉnh cũng sẽ thành lập Hiệp hội chè và Hiệp hội xuất nhập khẩu (nằm trong Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu) để liên kết các công ty, doanh nghiệp tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm chè.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè, chuối nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản khác nói chung, cần chủ động trong việc kinh doanh sản xuất, tìm kiếm thị trường chú trọng đầu tư thâm canh vùng nguyên liệu chất lượng cao, mục tiêu đưa sản phẩm chè và các nông sản khác vào các thị trường khó tính; chú trọng đến thị trường nội địa và hướng tới thành lập ngày hội văn hóa trà…
Nguồn: Theo báo Nhân dân
Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự
Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.
Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn
Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...
Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao
Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Tà Mung vàng ruộm mùa ngô
Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.
Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ
Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.
Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô
Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong
Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.
Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha
Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.
Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới
Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.
Bình luận