Làm giàu từ chăn nuôi bò sữa
Hiện nay, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn phát triển ổn định và góp phần vào mục tiêu làm giàu, nâng cao đời sống cho người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chăm sóc bò sữa ở một trang trại tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì). Ảnh: Quỳnh Dung
Theo ông Bùi Văn Lân ở xã Vân Hòa (huyện Ba Vì), trang trại của ông đang nuôi 30 con bò, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, giá ổn định chứ không như các loài vật nuôi khác. Hiện, mỗi ngày trang trại bán được 2,5 tạ sữa tươi, trừ chi phí, lãi khoảng 60 triệu đồng/tháng.
Cũng về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hương ở xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) chia sẻ, với tổng đàn bò sữa 24 con của gia đình bà, trung bình mỗi ngày đàn bò cho khoảng 100 lít sữa. Toàn bộ sản lượng sữa được Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP đến tận nơi thu mua. Nhờ liên kết với doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị, giá sữa ổn định, không bấp bênh như những năm trước. Trừ chi phí chăn nuôi, mỗi tháng gia đình thu nhập khoảng 30 triệu đồng. "Đối với nuôi bò sữa, khó nhất là quãng thời gian chăm sóc từ con bò giống đến khi cho khai thác sữa. Người nuôi phải rất kiên trì, tích cực áp dụng các quy định về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiêm phòng dịch bệnh để thu được nguồn sữa chất lượng", bà Nguyễn Thị Hương chia sẻ.
Đánh giá về hiệu quả của chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Hà Nội thời gian qua, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp (Sở NN&PTNT Hà Nội) Hoàng Kim Vũ cho biết, hiện nay, tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố là 15.004 con, sản lượng sữa tươi đạt 3.200 tấn/ngày. Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu tại 15 xã chăn nuôi trọng điểm và có 29 trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn ngoài khu dân cư. Các hộ chăn nuôi đã chú trọng đến công tác chọn giống để loại những con có khả năng sinh sản kém, sản lượng sữa thấp; chất lượng đàn bò sữa được cải thiện đáng kể, năng suất sữa bình quân đạt hơn 4,9 tấn/con/chu kỳ. Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa, Hà Nội còn liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp. Đến nay, toàn thành phố có 515 hộ chăn nuôi bò sữa và 11 trạm thu gom ký hợp đồng tiêu thụ sữa ổn định cho Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP, sản lượng sữa tiêu thụ khoảng 50 tấn/ngày. Ngoài ra, có 500 hộ chăn nuôi bò sữa và 6 trạm thu gom sữa ký hợp đồng với Công ty cổ phần Sữa Ba Vì với sản lượng tiêu thụ khoảng 40 tấn/ngày…
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung khẳng định, nhờ chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng, đời sống người dân ở các xã miền núi ngày càng được nâng cao, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Để chăn nuôi bò sữa tiếp tục phát huy hiệu quả và trở thành nghề chính của nông dân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, trong giai đoạn 2021-2030, Hà Nội phấn đấu phát triển đàn bò sữa đạt 20.000 con, sản lượng sữa đạt 36.000 tấn; đưa tỷ lệ sữa tươi sản xuất trên địa bàn đáp ứng 35% nhu cầu của thành phố vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, thời gian tới, ngành Nông nghiệp thành phố tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng các xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm tập trung quy mô lớn ở các huyện: Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Phúc Thọ... Cùng với đó, tổ chức liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định; chú trọng việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu; quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chăn nuôi bò sữa...
Nguồn: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1008116/lam-giau-tu-chan-nuoi-bo-sua
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận