Loại cây siêu lợi nhuận đổ bệnh chết hàng loạt, nông dân miền Tây rơi nước mắt
Phong trào trồng mít Thái, một loại cây từng mang lại lợi nhuận khủng ở miền Tây Nam bộ đang bị giáng một đòn đau khi hàng loạt diện tích mít đổ bệnh chết “thưa vườn”.
Hiện, đang có 2 thái cực với nông dân trồng mít Thái ở miền Tây: Cười tươi khi mít được giá và khóc nghẹn vì cây mít "chết thưa vườn".
Ông Nguyễn Văn The (xã Mỹ Hậu Bắc B, Cái Bè, Tiền Giang) với cây mít Thái chết do nứt thân, xì mủ. Ảnh: Trần Đáng.
Cây mít Thái ngã bệnh chết "thưa vườn"
Mấy năm gần đây, phong trào nông dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười bỏ lúa trồng mít Thái lên cao ngất.
Tại huyện Tân Thạnh (Long An), hiện nông dân đã trồng được hơn 1.600ha, đây cũng là địa phương đi đầu lấy đất lúa trồng mít ở Long An.
Tuy nhiên, hiện tại vùng đất chuyên canh tác lúa này, cây mít Thái đang chết hàng loạt.
Ông Nguyễn Văn Dính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hòa (Tân Thạnh) cho biết, hiện nhiều vườn mít trên địa bàn đang chết cây do nứt thân, xì mủ. Vườn của ông Dính cũng đang chết mấy trăm cây. "Tôi nghĩ, do liếp bị xì phèn nên cây mít chết", ông Dính chia sẻ.
Tại "thủ phủ trái cây" Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trên mít cũng rất đáng ngại.
Bà Võ Thị Bổn (xã Hậu Mỹ Bắc B, Cái Bè, Tiền Giang) cho biết, 350 cây mít Thái của bà đang có trái năm thứ tư thì 150 cây bỗng dưng ngã bệnh xì mủ chết "thưa vườn".
Một cây mít Thái chết, khi bóc vỏ lộ ra những con sâu lúc nhúc. Ảnh: Trần Đáng.
"Vỏ cây đang xanh tốt bỗng dưng thối mục. Lột vỏ cây ra thấy sâu lúc nhúc", bà Bổn chia sẻ.
Tiếc của, bà Bổn mua thuốc về trị bệnh cho cây. Tuy nhiên, theo bà Bổn, nhiều cây mít dù có cứu chữa cũng chết. Số cây khác nếu sống cũng kiệt sức, không cho trái.
Cũng theo bà Bổn, nhiều vườn mít Thái ở xã Hậu Mỹ Bắc B cũng chung tình cảnh như vườn của bà.
"Trồng mít Thái như vậy, không chết mới lạ"
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), ông đã dự báo tình hình mít Thái sẽ chết hàng loạt từ vài năm trước.
Ông Tùng cho rằng, đó là việc nông dân tự phát trồng với mật độ khá dày trên vùng đất thấp mà chưa chuẩn bị các yếu tố về nền đất, phân bón, kỹ thuật canh tác, chăm sóc…
Ngoài ra, vì cây mít cho thu nhập quá nhanh, giá tốt dẫn đến người trồng có tâm lý không nghĩ thu hoạch lâu dài nên thiếu sự chăm chút.
"Cũng may, giai đoạn đầu nông dân trồng mít đã giải quyết được bài toán kinh tế. Trồng mít Thái khó chứ không phải dễ đâu", ông Tùng thổ lộ.
Trồng mít Thái ăn trái sớm là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chết cây hàng loạt. Ảnh: Trần Đáng.
Ông Nguyễn Hoàng Cung, Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Thuận Thiên (Cần Thơ), một công ty chuyên xuất khẩu trái cây cho biết, đặc tính mít Thái là dễ xì mủ, chết cây. Nhưng nếu nông dân biết cách chăm sóc có thể "ăn" 10 – 15 năm.
Ông Cung cho biết, nông dân ở miền Tây cứ nghĩ trồng mít Thái quá dễ nên xiết cây để bán trái chạy theo giá tốt. Nếu cây mít chết, nông dân chấp nhận chặt bỏ trồng lại.
Do lạm dụng trong việc để cây mang nhiều trái hoặc bón phân không cân đối giữa 3 hàm lượng đạm, lân, kali và chăm sóc không đúng kỹ thuật nên nhiều vườn "ăn" được vài vụ là cây có hiện tượng nứt thân, xì mủ chết hàng loạt.
"Rễ mít khá ít, khi giá mít cao, nông dân thúc phân để có mít bán thì cây sẽ chết", ông Cung khẳng định.
Chạy theo giá mít Thái tăng cao, vô hình chung nông dân miền Tây gây nguy hại nghề trồng mít Thái. Ảnh: Trần Đáng.
Ngoài ra, ông Cung cho rằng, do miền Tây là vùng đất thấp, nhưng nông dân lại không làm liếp hay mô đủ cao để trồng mít, nên khi rễ mít ăn sâu đụng nước, cây sẽ bị chết.
Một nguyên nhân nữa, mít có lượng đường cao nên vi khuẩn sẽ di chuyển lên để ăn khiến cây mít chết nhanh.
"Trồng mít Thái như hiện nay không chết mới thấy lạ, đối với cây trồng, muốn làm giàu nông dân phải có quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt", ông Cung chia sẻ.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự
Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.
Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn
Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...
Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao
Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Tà Mung vàng ruộm mùa ngô
Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.
Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ
Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.
Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô
Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong
Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.
Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha
Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.
Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới
Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.
Bình luận