Mang khát vọng cho vùng đất Sáu Thanh

Vùng Sáu Thanh (Như Xuân, Thanh Hóa) đang khởi động để trở thành vựa cây ăn quả trù phú gắn với liên kết tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến sâu.

Phụ nữ không còn phải “lăn” trên đồi
Bà Lục Thị Thanh bước ra từ ruộng sắn vừa thu hoạch xong. Ở làng Chảo, xã Thanh Lâm (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), vợ chồng bà được coi là gia đình chịu thương, chịu khó làm ăn. Nhưng cũng giống như nhiều hộ đồng bào dân tộc Thái ở đây, gia đình bà cũng đang luẩn quẩn trong suy nghĩ, trồng cây gì để thay đổi cuộc sống.

watermark_20211228_094016-2113_20220103_17-101345.jpeg

Nhiều hộ đồng bào dân tộc Thái tại vùng Sáu Thanh đã quyết định chặt bỏ keo để trồng các loại cây ăn quả tập trung phục vụ các nhà máy chế biến. Ảnh: VD.

Bao nhiêu năm nay, bà con nơi đây hết trồng keo lại sang trồng mía, giờ là cây sắn. Kỳ thực, với thu nhập 35 - 40 triệu đồng/ha sắn (chưa trừ chi phí), cuộc sống của gia đình bà Thanh cũng chỉ ở mức đảm bảo nhu cầu hàng ngày. 

Khi những giống sắn mới được đưa vào vùng đất này, người trồng sắn hết sức vui mừng. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, hai năm nay, hầu hết diện tích sắn nguyên liệu trên địa bàn huyện Như Xuân đều bị nhiễm bệnh khảm lá, năng suất giảm từ 15 - 30% khiến người trồng sắn đã khó khăn nay càng thêm khó.

Sắn bị nhiễm bệnh khảm nhưng bà Thanh vẫn đang bó thân sắn, đưa vào chỗ mát để chuẩn bị làm giống cho vụ tới. Ở xã Thanh Lâm này, có lẽ hầu hết người trồng sắn đều ý thức được, việc để giống sắn từ cây đã nhiễm bệnh thì nguồn bệnh sẽ lây lan, năng suất sẽ giảm.

“Nhưng bây giờ lấy đâu ra giống sạch bệnh. Mà lấy giống sạch bệnh về trồng ở vùng đất này chắc gì đã không nhiễm bệnh?”. Câu hỏi ấy của bà Thanh khiến không chỉ chúng tôi mà các cấp chính quyền ở đây phải suy nghĩ.

Câu hỏi không khó để các nhà khoa học trả lời và có giải pháp, nhưng điều khó nhất có lẽ là làm sao để thay đổi tư duy thâm căn cố đế của đồng bào nơi đây. Luân canh, thay đổi cây trồng có lẽ là lời giải hữu hiệu nhất lúc này. Nhưng đâu phải ai cũng dám thay đổi.

watermark_20211228_093731-2113_20220103_267-101347.jpeg

Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả đã bắt đầu khởi động ở vùng Sáu Thanh. Ảnh: VD.

Vùng Sáu Thanh (gồm các xã Thanh Lâm, Thanh Quân, Thanh Phong, Thanh Hòa, Thanh Xuân, Thanh Sơn của huyện Như Xuân) là vùng đất giàu tiềm năng với đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển nông nghiệp lớn. Tuy nhiên, với gần 90% là đồng bào dân tộc Thái, đời sống kinh tế của người dân nói chung hết sức khó khăn.

Một cán bộ xã Thanh Lâm là người địa phương không ngại chia sẻ, trước đây, trên các ruộng ngô, nương sắn, đa phần phụ nữ là lao động chính. Cánh đàn ông thường chỉ ở nhà, ra vào chén rượu chén trà. Vì thế, chuyện phát triển kinh tế ở vùng đất này có một thời đã được đặt lên đôi vai của những người phụ nữ.

“Phụ nữ suy cho cùng chân yếu tay mềm. Nhưng ở vùng đất này ngoài nhiệm vụ giữ lửa hạnh phúc gia đình, phụ nữ còn lo cái ăn cái mặc cho con cái, lo chén rượu chén trà cho những ông chồng. Sức đâu nữa để những người phụ nữ tảo tần có thể gánh vác trọng trách làm giàu cho các gia đình?”, vị cán bộ xã Thanh Lâm trầm ngâm.

Cũng thật may mắn, cái sự trì trệ ấy rồi cũng dần thay đổi. Những nhà máy sắn, mía đường mọc lên đòi hỏi lực lượng lao động ngày càng tăng lên. Những đức ông chồng ở vùng đất Sáu Thanh cuối cùng cùng biết san sẻ nỗi nhọc nhằn của vợ. Trên những cánh đồng, trên đồi nương, cánh đàn ông đã xuất hiện nhiều hơn để san sẻ, gánh vác công việc. Thế nhưng tư duy thoát nghèo, tư duy làm giàu thì phải đến tận bây giờ mới có chuyển biến.

Những người tiên phong mở đường
Sau lứa keo này, ông Lò Văn Thắng tại làng Chảo, xã Thanh Lâm sẽ chuyển toàn bộ diện tích keo, sắn sang trồng ba kích tím. Với ông Thắng, muốn vùng đất này khá lên, không còn cách nào khác là phải thay đổi cách làm, thay đổi cả những cây trồng vốn quen thuộc nhưng nay không còn cho hiệu quả kinh tế cao nữa.

Đó là lý do năm 2017, sau khi đọc báo, mạng xã hội, ông Thắng đã mạnh dạn ra tận Phú Thọ mua 7.500 cây ba kích tím về trồng trên diện tích 7 sào (3.500m2). Sau gần 5 năm trồng và chăm sóc, hiện ba kích của gia đình ông đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Thắng nhẩm tính, gia đình sẽ thu khoảng 20 tấn củ trong vụ thu hoạch này, với giá 90 triệu đồng/tấn như hiện nay, ông sẽ đút túi 1,8 tỷ đồng. Tính ra, ông thu về gần 400 triệu đồng/năm/7 sào.

watermark_20211228_091803-2113_20220103_560-101348.jpeg

Ông Lò Văn Thắng (phải), người đầu tiên đưa cây ba kích tím vào trồng ở vùng đất Sáu Thanh. Ảnh: VD.

Sau khi một số người tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình tại Thanh Lâm cũng học tập, làm theo. Bà Vi Thị Biên tại làng Chảo cũng là một trong người như vậy. Giữa năm 2021, bà Biện đã chuyển toàn bộ diện tích đất trước nay trồng sắn, mía sang trồng xoài keo, có liên kết bao tiêu sản phẩm của một doanh nghiệp để phục vụ chế biến.

Toàn bộ sản lượng cây ăn quả trồng theo dạng liên kết này của đồng bào vùng Sáu Thanh nói riêng và các hộ dân tại Như Xuân nói chung sẽ được đơn vị này cam kết thu mua.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm cho biết, đây là một hướng đi mới đầy triển vọng của đồng bào vùng Sáu Thanh. Theo dự tính, từ năm thứ 7 cây xoài keo sẽ cho năng suất, sản lượng cao. 

Trước khi quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung, Thanh Lâm đã tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ, cho bà con đi tham quan một số địa phương và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc. UBND xã Thanh Lâm cũng đã mời Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9, đơn vị sắp xây dựng nhà máy sơ chế đóng tại huyện Như Xuân về trao đổi, ký hợp đồng hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

“Chúng tôi dự định chuyển gần 60ha đất trồng sắn, mía sang trồng cây ăn quả tập trung. Đến nay, Thanh Lâm đã trồng được gần 4ha xoài keo, chanh leo và dự định năm 2022 sẽ trồng thêm 10ha nữa”, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết.

watermark_20211228_092615-2113_20220103_989-101349.jpeg

Gia đình ông Lò Văn Thắng cầm chắc thu hoạch 1,8 tỉ đồng từ cây ba kích. Ảnh: VD.

Mới đây, UBND huyện Như Xuân cũng đã triển khai phương án trồng, liên kết phát triển vùng nguyên liệu chanh leo phục vụ chế biến và xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, giai đoạn 2023 - 2025, Như Xuân sẽ trồng mới 300ha chanh leo nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu; mở rộng mô hình trồng xen canh chanh leo - chè nguyên liệu; thành lập, phát triển thêm từ 1 đến 2 hợp tác xã chuyên thu mua chanh leo nguyên liệu.

Do nằm trong vũng có nhiều thung lũng, đất đai phân bố dọc sông Chàng màu mỡ nên vùng đất Sáu Thanh có điều kiện, tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, điều khiến các cấp chính quyền ở đây trăn trở nhất là tư duy của đồng bào trong phát triển kinh tế vẫn chưa thể thay đổi ngày một ngày hai.

 

Bình luận

Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự

Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.

Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn

Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...

Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao

Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tà Mung vàng ruộm mùa ngô

Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.

Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho

Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha

Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.

Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới

Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.