Mùa mận thành công và bài học gỡ khó của huyện Bắc Hà

Năm nay, việc tiêu thụ trên 3.500 tấn mận Tam Hoa chính vụ từng được xem là bài toán khó của huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Thế nhưng, sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp người trồng mận Bắc Hà kết thúc mùa mận trong hoan hỉ.

Quyết liệt triển khai các giải pháp

Ngay từ đầu vụ, huyện Bắc Hà đã sớm tính đến nhiều phương án tiêu thụ mận cho bà con nông dân. Sau nhiều cuộc họp bàn giải pháp, xác định việc kết nối thị trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần kíp. Đồng thời, có văn bản yêu cầu các cơ quan, ban ngành, cả hệ thống chính trị cùng chung tay vào cuộc gỡ khó tiêu thụ mận.

t9.jpg

Cán bộ Trung tâm DVNN huyện đóng hộp mận vận chuyển đến các đơn hàng.

Song song liên kết với đối tác là các công ty, doanh nghiệp, HTX trong quảng bá, năm 2021, huyện  tiến hành triển khai bán mận trên các sàn thương mại điện tử như: Postmart, Voso, Lazada, Sendo, Tiki... Dù lượng bán được chưa nhiều, mới khoảng  2 tấn, nhưng đây là tín hiệu tốt để mận Bắc Hà ngày càng được người tiêu dùng trong nước biết đến và là tiền đề cho mận Tam Hoa đi xa hơn trong những năm sau.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà Nguyễn Xuân Giang: “Với sự vào cuộc, hỗ trợ, giúp sức từ các ban ngành, đoàn thể, địa phương, đặc biệt có sự kết nối, san sẻ từ các tỉnh, thành trên cả nước mà sản lượng mận Tam Hoa năm nay được tiêu thụ nhanh hơn, không để xảy ra tình trạng bị tồn ứ, thối, hỏng. Đến nay, trên 98% tổng trữ lượng quả tươi toàn huyện đã được tiêu thụ. Các xã trọng điểm trồng mận Tam Hoa  đã tiêu thụ gần 100%.

Những bài học

Trong khó khăn chung do Covid-19, việc bán mận Tam Hoa ở Bắc Hà đã được thực hiện với sự đa dạng hóa các hình thức bán hàng khác nhau, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các hộ dân cá thể, các HTX tham gia vào khâu liên kết tiêu thụ. Cùng với bán trực tiếp là bán hàng gián tiếp thông qua Zalo, Facebook, trên các trang thương mại điện tử… Do đó, sản phẩm đã tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và các đơn vị, các Mạnh Thường Quân sẵn sàng chung tay, góp sức tiêu thụ mận Tam Hoa

Tuy nhiên, về tổng quan, thương lái trong và ngoài huyện đến thu mua nông sản vẫn chiếm chủ yếu, đây là nền tảng cơ bản của giao dịch hàng hóa thông thường.

Bác Vàng Thị Hồng, người dân tổ dân phố Na Cồ (thị trấn Bắc Hà) chia sẻ: “Gia đình có hơn 200 gốc mận, 7 nhân khẩu chỉ trông chờ vào vụ mận. Lúc đầu, khi thấy tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phải giãn cách xã hội, huyện không thể tổ chức Giải đua ngựa truyền thống mở rộng đầu tháng 6, khách du lịch không lên nên tôi rất lo lắng, sợ mận chín mà không bán được thì gia đình sẽ rất khó khăn. Thế nhưng đến nay, toàn bộ quả thu được tôi đã bán hết, thu được tầm 15 triệu đồng, dù thấp hơn năm trước nhưng thế cũng là tốt rồi, nhờ Nhà nước quan tâm vận động, các công ty, doanh nghiệp lên tiêu thụ mận giúp dân, thế là mừng rồi chú ạ”.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, người dân trồng mận xã Na Hối, chia sẻ: Mận Tam Hoa năm nay được mùa, các cây đều rất sai quả nhưng do bà con không tỉa bớt nên sinh ra nhiều quả nhỏ. Với loại mận đẹp, quả to, đều, bán được giá 15.000-30.000 đồng/kg nhưng số lượng loại này lại rất ít. Vụ thu hoạch năm nay chính là bài học kinh nghiệm để năm sau gia đình  sẽ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là trong chăm sóc, vịn cành, tỉa quả như hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, Hội Làm vườn, để mận  bán được giá tốt hơn”.

Khảo sát của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà cho thấy, giá mận Tam Hoa năm nay giảm 20-30% so với năm trước. Việc sụt giá là điều khó tránh khỏi bởi sức mua thị trường giảm, tuy nhiên, mức giá đã được bình ổn, cơ bản đảm bảo được quyền lợi kinh tế cho nhà vườn và hạn chế phần nào thiệt thòi cho bà con. Đó là điều rất đáng mừng, bởi trước đó, khi tính đến các phương án tiêu thụ mận giúp nhân dân, huyện Bắc Hà chỉ mong có thể tiêu thụ được ít nhất 60-70% sản lượng quả, nhưng kết quả đạt được lại khả quan vượt dự kiến mong đợi, đó cũng là nhờ đa dạng hóa các đơn vị phân phối.

t9a.jpg

Với loại mận đẹp, quả to, đều chằn chặn, bà con vẫn bán được giá từ 15.000-30.000 đồng/kg nhưng số lượng loại này không nhiều.

Bà Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà, cho rằng: Nỗ lực gỡ khó nhằm tiêu thụ mận Tam Hoa Bắc Hà trong mùa dịch Covid-19 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho địa phương. Trước tiên là việc phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị và nhân dân chung tay tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản bản địa. Việc chung tay giúp đỡ từ các sở, ngành của tỉnh, của Bộ Nông nghiệp và PTTN, của bưu điện, Viettel, Liên đoàn lao động tỉnh… là tiền đề quan trọng cho việc tiêu thụ mận các năm tới.

Quan tâm nâng cao chất lượng

Theo bà Nguyễn Thị Huê, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà là đơn vị đầu mối được giao phối hợp, hỗ trợ, xúc tiến, tiêu thụ mận Tam Hoa năm 2021 trên sàn thương mại điện tử, Trung tâm đã rất tích cực, chủ động kết nối, đến nay  đã tiêu thụ được trên 40 tấn mận các loại. Tuy nhiên, nhà vườn Bắc Hà chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật nên chất lượng quả chưa cao, còn nhiều quả nhỏ, không đồng đều, mẫu mã chưa đẹp, trong khi chất lượng nông sản là khâu then chốt trong tiêu thụ sản phẩm.

Do đó, về lâu dài, người dân cần thay đổi cách làm để sản phẩm làm ra đáp ứng tốt hơn yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Vấn đề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng giá trị của nông sản bản địa cần được huyện, ngành chức năng quan tâm, thực hiện tốt hơn.

Sau vụ mận, ngành chức năng huyện, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và PTNN, Trung tâm DVNN sẽ phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nhân dân cách đốn tỉa, bón phân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây, chăm sóc sau thu hoạch, để nâng cao sản lượng, chất lượng quả trong mùa tới.

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/mua-man-thanh-cong-va-bai-hoc-go-kho-cua-huyen-bac-ha-post43934.html

Bình luận

Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự

Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.

Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn

Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...

Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao

Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tà Mung vàng ruộm mùa ngô

Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.

Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho

Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha

Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.

Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới

Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.