Nam Định: Nuôi thứ bò siêu to khổng lồ, bán 1 con lãi cả chục triệu đồng

Nhờ nuôi bò 3B toàn con to, bự, đến nay anh Lương Văn Lập (thôn Đào, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã có của ăn của để. Hàng năm trang trại của anh xuất hàng trăm con bò 3B mang lại lợi nhuận kinh tế cao, bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm.

Bò 3B - cỗ máy sản xuất thịt

Nói về cơ duyên đến với nghề chăn nuôi, anh Lập cho hay, trước khi làm "bạn" với con bò, anh đã có nhiều năm làm việc bên Cộng hòa Séc. Hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động, anh vào TP Hồ Chí Minh làm việc. Tại đây, anh có biết đến mô hình chăn nuôi bò 3B cho hiệu quả kinh tế cao.

Qua tìm hiểu và tham quan thực tế, anh Lập nhận thấy bò 3B rất phù hợp với khí hậu ngoài miền Bắc, nên cuối năm 2019 anh quyết định trở về quê hương để lập nghiệp.

Anh thuê lại diện tích đất công hơn 6ha của xã Hiển Khánh để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò 3B theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học.

anh-1-3-16308186258241882464930.jpg

Hàng ngày, anh Lương Văn Lập (thôn Đào, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) dành phần lớn thời gian để chăm sóc cho đàn bò 3B.

Sau khi quy hoạch gọn vùng, anh Lập thuê nhân công, máy móc để đào đắp kênh tưới tiêu nước, khoanh vùng 4 khu vực trồng cỏ voi. Xây dựng khu chuồng nuôi rộng 600m2, kho dự trữ, khu nhà xưởng chế biến, phối trộn thức ăn và sân chơi cho bò… với tổng chi phí đầu tư ước khoảng 4 tỷ đồng.

Giống bò 3B được anh chọn mua từ Công ty Gia súc lớn thuộc Trung tâm Phát triển bò và đồng cỏ Hà Nội. Hiện nay, trang trại đang chăn nuôi duy trì khoảng 50 con/lứa.

Giới thiệu về con bò 3B, anh Lập cho hay: Đây là giống bò thịt cao sản của Bỉ, với thân hình săn chắc, cơ bắp "khủng",thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu miền Bắc, chịu rét tốt.

anh-2-3-16308187261401909307026.jpg

Đàn bò 3B của gia đình anh Lương Văn Lập (thôn Đào, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) được nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Chúng được ví như cỗ máy sản xuất thịt của nông dân, bởi tỷ lệ thịt vượt trội so với các giống bò đỏ truyền thống, đạt từ 70 - 80%, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Không những thế, chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Khi bò đạt trọng lượng từ 700 - 800kg/con là trang trại xuất bán, với giá dao động từ 100.000 - 130.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Sau khi trừ chi phí, mỗi con bò 3B cho thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng.

Kinh nghiệm "vàng" nuôi bò siêu to khổng lồ

 Chỉ tay về phía đàn bò đang cặm cụi ăn cỏ, anh Lập bảo, bò 3B có sức đề kháng cao và rất dễ nuôi. Song, không vì những ưu điểm đó mà bỏ qua các kỹ thuật chăn nuôi cơ bản.

Bởi, nếu không áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi thì sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn về dịch bệnh, nhất là bệnh viêm da nổi cục vẫn đang có diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

"Làm thế nào mà đàn bò của gia đình anh vẫn sống an toàn, khỏe mạnh, cho năng suất cao trong thời gian dịch bệnh Viêm da nổi cục hoành hành vừa qua?", phóng viên hỏi.

Anh Lập bật mí: "Trước khi xây dựng chuồng nuôi, tôi đã nghiên cứu về nền đệm lót sinh học. Do vậy, toàn bộ nền chuồng nuôi đều được đổ bê tông sạch sẽ để sử dụng đệm lót sinh học được làm từ mùn cưa và men vi sinh".

anh-3-1630818897747724131331.jpg

Trang trại của anh Lương Văn Lập (thôn Đào, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) bổ sung thêm nguồn thức ăn từ cây ngô để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho đàn bò.

Theo anh Lập, nuôi bò trên đệm lót sinh học mang lại nhiều ưu điểm như xử lý tốt nguồn chất thải, không gây mùi hôi thối; ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật có hại gây bệnh cho vật nuôi. Đảm bảo an toàn dịch bệnh, qua đó giúp đàn bò tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, giảm công lao động dọn dẹp; khoảng 2 - 2,5 tháng, trang trại thu dọn nền 1 lần.

Hiện nay, ngoài áp dụng đệm lót sinh học, trang trại còn thiết kế hệ thống uống nước tự động vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống cho đàn bò.

Để bò được duy trì vận động, phát triển cơ bắp và thư giãn đầu óc, trang trại đã thiết kế riêng 1 sân chơi cho bò. Khi nào đến bữa ăn, bò sẽ được cột lại, mỗi con 1 ô.

Với quy mô chuồng hở nên toàn bộ chuồng nuôi được quây kín bằng lưới màn che mắt nhỏ để hạn chế ruồi, muỗi - những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trên đàn gia súc. Ngoài ra, gia đình anh thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi theo định kỳ. Tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho đàn bò.

Để nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, ngoài thức ăn chủ lực là cỏ voi được trồng ở trang trại, trang trại còn bổ sung thêm nhiều nguồn thức ăn khác như cám, bã bia, bã rượu, bã đậu, thân cây ngô… nhằm cân đối giữa khẩu phần thức ăn thô và thức ăn tinh.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.