Ngành chăn nuôi Lâm Đồng đón “làn gió” mới, thời cơ cho các nhà đầu tư nuôi lợn, bò sữa, gà

Tỉnh Lâm Đồng đang chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn; khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, chăn nuôi khép kín, chăn nuôi hữu cơ...

Lâm Đồng nhiều lợi thế phát triển ngành chăn nuôi
Lâm Đồng là địa phương có điều kiện thuận lợi như khí hậu mát mẻ quanh năm, thời tiết ôn hòa, diện tích đất đai còn rộng để phát triển chăn nuôi, nhất là phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản, lợn, gia cầm.

Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.

anh-1-2-1-1633948279656172339334.jpg

Người dân huyện Đơn Dương đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa theo hướng an toàn sinh học. Ảnh: V.L

"Đến cuối năm 2021, dự kiến tổng đàn gia súc của Lâm Đồng sẽ có hơn 556.000 con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt 10,5 triệu con. Dự kiến sẽ có khoảng 9.800 tấn thịt các loại, 32 triệu quả trứng gia cầm và 8.500 lít sữa tươi"- Ông Phạm Phi Long - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2021, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bệnh viêm da nổi cục xảy ra trên đàn trâu bò và tác động của giá thị trường… 

Mặc dù vậy, theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và cơ cấu lại tổng đàn và phương thức chăn nuôi để khắc phục khó khăn. Nhờ vậy ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển theo định hướng, cơ cấu đàn phát triển tương đối hợp lý, chất lượng giống nâng cao.

Ông Phạm Phi Long - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng cho biết, các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM là vùng sản xuất chăn nuôi lớn nhất nước, cung cấp một lượng lớn sản phẩm chăn nuôi cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi có xu hướng chuyển dịch ra các vùng lân cận, xa các khu công nghiệp, đô thị. 

Chính vì vậy, đây là "thời cơ" tốt để Lâm Đồng thu hút các nhà đầu tư phát triển chăn nuôi vào địa bàn, nhất là chăn nuôi bò sữa, gà, lợn...

Tăng tỷ trọng trang trại quy mô lớn

Cũng theo ông Phạm Phi Long, hiện nay ngành chăn nuôi Lâm Đồng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm vào cuối năm 2021. 

"Đối với chăn nuôi lợn, địa phương triển khai thu hút đầu tư dự án nhập ngoại lợn giống bố mẹ để sản xuất lợn giống đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất lợn thịt. Khuyến khích hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, giảm dần chăn nuôi quy mô nông hộ, nhỏ lẻ không đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.

Đối với bò thì địa phương hỗ trợ cải tạo con giống, nâng cao tầm vóc, năng suất, chất lượng sản phẩm bò thịt theo hướng bò thịt cao sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi liên kết tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bò thịt trên địa bàn tỉnh" - ông Long cho biết.

Ngoài thực hiện một số giải pháp trên, tỉnh Lâm Đồng định hướng chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, chăn nuôi khép kín, chăn nuôi hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao. 

Đặc biệt, phát triển liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.