Ngành chăn nuôi “sống khỏe” nhờ áp dụng mô hình an toàn, thân thiện môi trường

Để phát triển ngành chăn nuôi bền vững, đặc biệt trong giai đoạn nhiều địa phương đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày một quá tải, thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu.

ga.jpg

Sử dụng đệm lót sinh học giúp mô hình nuôi gà lấy trứng của gia đình ông Nguyễn Văn Luyện, thôn Chùa, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Vĩnh Phúc: Áp dụng linh hoạt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học

Thực hiện Quyết định số 247 của UBND tỉnh về hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học, đã có hơn 5.100 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Bên cạnh chương trình hỗ trợ của tỉnh, một số nông dân đã áp dụng linh hoạt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, giúp tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Thực hiện chương trình Hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học Lacto Powder T, từ đầu năm 2021 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai hỗ trợ hơn 5.100 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh với quy mô 7 triệu con gà, 100.000 con lợn, 2.500 bò thịt và bò sữa, tổng kinh phí thực hiện chương trình gần 10 tỷ đồng.

Sau khi nghiệm thu kết quả hỗ trợ cho thấy, chế phẩm sinh học Lacto Powder T giúp phân hủy chất thải chăn nuôi tại chỗ trong thời gian ngắn, xử lý được các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, trọng lượng và chất lượng thịt cho đàn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, chế phẩm sinh học Lacto Powder T có tác dụng hạn chế sự phát triển của các loại vi rút, sinh vật học có hại cho gia súc, gia cầm nhờ cơ chế đối kháng của sinh vật học có ích; hạn chế mùi hôi của chất thải chăn nuôi, đặc biệt chuyển đổi chất thải chăn nuôi thành phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá.

Là một trong những hộ chăn nuôi được hỗ trợ chế phẩm sinh học, gia đình ông Nguyễn Văn Luyện, thôn Chùa, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương hiện đang nuôi gà đẻ trứng với quy mô gần 1 vạn con.

Ông Luyện cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu triển khai mô hình đệm lót sinh học từ năm 2018. Trước đó, do chăn nuôi với quy mô lớn, mặc dù vệ sinh chuồng trại thường xuyên nhưng vẫn không tránh khỏi mùi hôi.

Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Lacto Powder T, lượng chất thải chăn nuôi giảm được 20%, đặc biệt giảm mùi hôi chuồng trại, năng suất trứng của gà tăng từ 15% - 20%. Ban đầu, việc triển khai mô hình đệm lót sinh học tốn nhiều công sức do chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên sau vài tháng, việc triển khai đệm lót sinh học đi vào nền nếp, giảm được 20% công chăm sóc đàn vật nuôi”.

Ngoài triển khai mô hình đệm lót sinh học, gia đình ông Luyện còn đầu tư xây chuồng trại khép kín với quy trình tự động, chất thải chăn nuôi được các cá nhân, tổ chức thu mua sử dụng làm phân bón cho cây. Doanh thu trung bình mỗi năm của gia đình ông Luyện đạt hơn 1 tỷ đồng.

Trên địa bàn xã Duy Phiên hiện có gần 200 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Ngọc Tiến cho biết: “Năm 2021, xã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 2,4 tấn chế phẩm Lacto Powder T làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

Hiện nay, 90% số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã áp dụng mô hình đệm lót sinh học, giúp cải thiện môi trường, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập từ chăn nuôi, cải thiện đời sống cho người dân”.

Một trong những người tiên phong áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh, năm 2020, từ thành công với mô hình nuôi lợn bằng thức ăn sinh học thảo dược, ông Tạ Hùng Đậu, phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên đã tiếp tục nghiên cứu, sản xuất thức ăn sinh học thảo dược cho gà.

Với mục tiêu hướng tới thị trường xuất khẩu, ông Đậu hiện đang nuôi gần 600 con gà mía lai lấy thịt bằng cám thảo dược do mình chế biến, bước đầu cho hiệu quả vượt trội.

Chia sẻ về mô hình nuôi gà bằng thức ăn sinh học thảo dược, ông Đậu cho biết: “Tận dụng nguồn thảo dược trong tự nhiên như kim ngân, nghệ đỏ, cát sâm… kết hợp với ngô, gạo, dầu thực vật…, tôi nghiên cứu, sản xuất ra thức ăn sinh học thảo dược cho gà nhằm tạo ra sản phẩm gà thịt đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 7046 – 2009, đủ điều kiện để xuất khẩu.

Qua gần 2 năm triển khai mô hình, năng suất gà xuất chuồng đạt xấp xỉ gà nuôi bằng cám công nghiệp; tuy nhiên, gà nuôi bằng thức ăn sinh học thảo dược có sức đề kháng tốt, chất lượng thịt vượt trội, phân thải ra giảm mùi hôi, sử dụng để làm phân bón và thức ăn cho cá.

Nhờ chất lượng thịt vượt trội, 1kg gà nuôi bằng thức ăn sinh học thảo dược có giá bán khoảng 100.000 đồng, cao hơn 30% so với thịt gà thông thường, được thu mua bởi các chuỗi cửa hàng sạch trong và ngoài tỉnh. Năm 2021, trung bình một lứa gà 600 con xuất chuồng của gia đình cho doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng”.

Được biết trước đó, với đề tài Nghiên cứu thức ăn sinh học tạo thành lợn sạch, cung cấp cho nhân dân và xuất khẩu, ông Đậu đã được công nhận là “Nhà khoa học của nhà nông” tại lễ vinh danh do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN tổ chức.

Dự kiến trong thời gian tới, ông Đậu sẽ tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi sinh học thảo dược, góp phần nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Dự kiến đến năm 2025 sẽ phát triển được vùng nguyên liệu, chủ động trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và tăng quy mô đàn gà từ 2.000 – 3.000 con.

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, đặc biệt trong giai đoạn nhiều địa phương đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày một quá tải, thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu, giúp giải quyết triệt để vấn đề.

Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, hiện nay, nhu cầu hỗ trợ chế phẩm sinh học trong chăn nuôi của người dân là rất lớn, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ có hạn.

Do vậy, bên cạnh cơ chế hỗ trợ của nhà nước, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích chăn nuôi an toàn sinh học, từ đó nâng cao tính chủ động, sức sáng tạo của các cá nhân, tổ chức nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần cải thiện môi trường chăn nuôi.

nuoilon.jpg

Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Phú Minh (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Trọng Tùng.

Hà Nội: 557 trang trại chăn nuôi sử dụng công nghệ chuồng kín tạo ra sản phẩm an toàn

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố hiện có 557 trang trại chăn nuôi sử dụng công nghệ chuồng kín; 26 trang trại sử dụng công nghệ dây chuyền cho ăn uống tự động; 200 trang trại sử dụng công nghệ bán tự động; 35 trang trại sử dụng công nghệ nuôi trên sàn nhựa…

Để tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, ứng dụng công nghệ cao, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phối hợp với các địa phương quy hoạch khu chăn nuôi theo vùng, xã, trọng điểm, xa khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chú trọng xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn; tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các vùng chăn nuôi tập trung; ưu đãi về thuê đất, mặt nước để thực hiện dự án; hỗ trợ kinh phí xây dựng ban đầu đối với cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm… nhằm cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Thanh Hóa: Môi trường sinh thái “đẻ” sản phẩm an toàn

Với niềm đam mê tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, những thành viên của Hợp tác xã (HTX) gà đồi Tân Lập Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đã tận dùng vùng đất đồi thôn Tân Lập có khí hậu trong lành, môi trường sinh thái tốt để phát triển sản phẩm trứng gà đồi an toàn.

Để có được những quả trứng gà ngon, đủ chất dinh dưỡng và được khách hàng ưa chuộng, HTX đã tuân thủ nguyên tắc 3 không: Không sử dụng cám công nghiệp, không nuôi nhốt, không sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Khâu lựa chọn thức ăn cũng là khâu quan trọng, bởi muốn gà đẻ đều, chất lượng trứng tốt thì thức ăn cho gà phải đảm bảo sạch, đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn được chọn là những sản phẩm nông nghiệp như: Gạo tấm, bột ngô, bột đậu tương, bột cá, khoáng vi lượng, kết hợp với côn trùng, cây cỏ trên đồi.

164d4095332t10019l0.jpg

Bà Lê Thị Hạnh, Chủ nhiệm HTX gà đồi Tân Lập cho biết, HTX sẽ duy trì phương pháp chăn nuôi truyền thống này để tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. 

Yếu tố quan trọng nữa quyết định đến chất lượng và sản lượng trứng đó là lựa chọn giống gà đẻ phù hợp, nên HTX đã nuôi thả giống gà ri Hòa Bình. Áp dụng nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên, tận dụng môi trường sinh thái tốt, khí hậu trong lành trên vùng đồi thôn Tân Lập. Ban ngày thả gà ra đồi để ăn thêm côn trùng, cây cỏ và tối lùa vào chuồng. Vì vậy, những quả trứng được đẻ ra có hàm lượng dĩnh dưỡng cao và không nhiễm kháng sinh. Ưu điểm dễ nhận thấy của quả trứng có kích thước nhỏ, vỏ trứng màu phớt hồng, khi đập quả trứng ra sẽ thấy lòng trắng sánh, mịn, lòng đỏ to.

Hiện, HTX gà đồi Tân Lập có 12 xã viên, mỗi xã viên đều quy hoạch 1 khu chăn nuôi tập trung có diện tích khoảng 2 ha trở lên, với tổng đàn duy trì từ 15.000 đến 16.000 con gà thịt và khoảng 3.000 con gà đẻ trứng.

Do áp dung quy trình sản xuất khoa học, đảm bảo vệ sinh vì vậy đàn gà phát triển tốt, ít bệnh và tỷ lệ đẻ trứng cao. Từ khi nuôi gà con đến khi gà đẻ trứng khoảng 6 tháng, trung bình mỗi con gà mái cho 250 trứng/năm. Mỗi ngày HTX có khoảng 900 đến 1.000 con gà đẻ trứng, mỗi tháng xuất bán ra thị trường khoảng 27.000 đến 30.000 quả trứng, với giá bán giao động từ 4.000 đến 4.500 đồng/quả. Mỗi năm trừ chi phí HTX cũng thu lãi gần 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 24 lao động.

Được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao là cơ hội để trứng gà đồi Tân Lập nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bà Lê Thị Hạnh, Chủ nhiệm HTX gà đồi Tân Lập cho biết: “Chúng tôi sẽ duy trì phương pháp chăn nuôi truyền thống này để tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tin tưởng sản phẩm trứng gà đồi Tân Lập sẽ đủ sức cạnh tranh thị trường trong và ngoài tỉnh”.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.