Nghệ An có 4 làng nghề được công nhận trong năm 2021

Hội đồng thẩm định làng nghề tỉnh Nghệ An vừa trình UBND tỉnh công nhận 4/5 làng nghề được đăng ký theo kế hoạch năm 2021.

Theo thông tin từ Chi cục Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nghệ An: Trên cơ sở kiểm tra, Hội đồng thẩm định làng nghề tỉnh đã họp, bỏ phiếu và thống nhất trình UBND tỉnh công nhận 4/5 làng nghề được đăng ký theo kế hoạch năm 2021.

muoi.jpg

Làng nghề sản xuất muối xã An Hòa (Quỳnh Lưu) cũng được công nhận làng nghề năm 2021

Cụ thể, có 4 làng nghề được công nhận năm 2021 gồm: làng nghề sản xuất muối xã An Hòa; làng nghề sản xuất và chế biến rễ hương, tăm hương xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu); làng nghề dệt thổ cẩm xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn và làng nghề sản xuất rượu truyền thống men lá xã Đôn Phục (Con Cuông).

So với kế hoạch đăng ký và trình từ đầu năm, làng nghề sản xuất rượu cần truyền thống tại xã Mậu Đức phải dừng lại vì chưa đủ điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

ckm9_10_w550.jpg

Làng nghề dệt thổ cẩm xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn

Như vậy, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 177 làng nghề được UBND tỉnh công nhận tại 19/21 huyện, thành, thị của tỉnh; còn 2 huyện Tương Dương và Quỳ Hợp chưa có làng nghề nào được công nhận.

Phần lớn các làng nghề hoạt động tốt hoặc khá là ngành nghề chế biến bảo quản nông lâm, thủy sản nhu cầu và đầu ra tương đối lớn như nghề làm nước mắm, chế biến cá khô, đồ hải sản đông lạnh. Bên cạnh đó là nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngành nghề xử lý chế biến nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ngành nghề nông thôn, sản xuất đồ gỗ như hương trầm, tăm hương, đồ gỗ tiêu dùng hoặc mỹ nghệ, dệt may, sợi, cơ khí nhỏ; nghề sinh vật cảnh và sản xuất muối.

ploo.jpg

Làng nghề sản xuất rượu truyền thống men lá xã Đôn Phục (Con Cuông)

Ông Trần Đức Đạt - Trưởng phòng Phát triển nông thôn và cơ giới, Chi cục Phát triển Nông thôn cho biết, trước đây làng nghề có 2 cấp độ công nhận là làng và làng có nghề nhưng nay theo Nghị định số 52/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn chỉ còn danh hiệu làng nghề do UBND tỉnh công nhận. Do nguồn lực hỗ trợ hạn chế nên việc xem xét công nhận cũng chặt chẽ hơn. Mặc dù đóng góp của làng nghề còn khiêm tốn so với các lĩnh vực khác nhưng với 114 làng nghề đang hoạt động tốt và khá của tỉnh, mỗi năm các làng nghề vẫn tạo ra giá trị sản xuất là 2.266 tỷ đồng, đóng góp 2,67% tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

 

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.