Ninh Hải đạt chuẩn huyện nông thôn mới sau 10 năm phấn đấu

Là địa phương khó khăn, nhưng sau 10 triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã về đích.

ninh-hai-dat-chuan-huyen-nong-thon-moi-sau-10-nam-phan-dau-184115_850.jpg

Huyện Ninh Hải đã đổi thay hoàn toàn sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới.

Nông thôn Ninh Hải đổi thay hoàn toàn
Ninh Hải là huyện ven biển của tỉnh Ninh Thuận, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch theo vùng, cụm như du lịch Vĩnh Hy, Ninh Chữ – Đầm Nại, Thanh Hải với các loại hình du lịch, thể thao đa dạng. Cùng với đó là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển toàn diện các ngành sản xuất thủy sản và nông sản.

Tuy nhiên 2010, khi bắt tay vào triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Ninh Hải gặp không ít khó khăn, đó là xuất phát điểm kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp manh mún, công nghiệp, dịch vụ thương mại chưa phát triển, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, bình quân mỗi xã chỉ đạt 4 tiêu chí, thu nhập bình quân chỉ đạt 10,35 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,60%, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Xác định rõ xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nên ngay từ khi bắt tay thực hiện, Huyện ủy, UBND huyện đã tiến hành xây dựng các kế hoạch, lộ trình cụ thể. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm trong việc đóng góp sức người, sức của cùng tham gia xây dựng NTM.

Sau 10 năm thực hiện diện mạo nông thôn của huyện có sự thay đổi mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,88%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt, thương mại – dịch vụ đạt 36%, công nghiệp – xây dựng đạt 37%, nông – lâm – thủy sản đạt 27%; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 290,7 triệu đồng/ha, tăng 6,46 lần so với năm 2010; tổng giá trị sản xuất đạt 9.813 tỷ đồng, tăng 4,36 lần so với năm 2010.

Qua 10 năm huyện đã huy động từ doanh nghiệp, HTX và các tổ chức kinh tế khác gần 65 tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng cơ sở, với hàng loạt công trình như: điện, đường, trường trạm y tế, nhà văn hóa, thủy lợi được đầu tư. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện được 385,26km nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 89,28% (tăng 253,97 km so với năm 2010).

ninh-hai-dat-chuan-huyen-nong-thon-moi-sau-10-nam-phan-dau-182942_201.jpg

Nho là cây trồng chủ lực của huyện Ninh Hải đem lại thu nhập rất cao cho người nông dân.

Cùng với đó là nhiều chính sách an sinh xã hội chăm lo cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc được triển khai. Đến nay, đời sống người dân ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,58%, thu nhập bình quân đầu người đạt 43,58 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 4,2 lần so với năm 2010). Từ một huyện còn nhiều khó khăn, qua những năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Ninh Hải đã có bứt phá mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% xã (8/8 xã) đạt chuẩn NTM và hoàn thành 19 tiêu chí huyện nông thôn mới, cảnh quan khang trang, môi trường “xanh – sạch – đẹp”.

Ngày 6/5/2021 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 668/QÐ-TTg công nhận huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Ninh Thuận có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo huyện Ninh Hải tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Chứng kiến quê hương đổi mới từng ngày, ông Bùi Hóa, 60 tuổi, ngụ thôn Khánh Tường, xã Tri Hải (Ninh Hải) không giấu được niềm vui cho biết, nhờ xây dựng NTM mà đường giao thông nông thôn được trải nhựa thông thoáng, thuận tiện cho việc đi lại và buôn bán, sản xuất hàng hóa, do đó người dân không ngần ngại hiến đất để làm đường, ai có sức người, sức của đều chung tay với Nhà nước xây dựng NTM. Môi trường ngày càng cải thiện, số hộ kinh tế khá ngày càng nhiều. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao...

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, huyện Ninh Hải đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được duy trì, nhân rộng, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như lúa, nho, hành, tỏi và rau màu.

ninh-hai-dat-chuan-huyen-nong-thon-moi-sau-10-nam-phan-dau-182939_358.jpg

Với lợi thế nước biển sạch, huyện Ninh Hải có lợi thế sản xuất tôm giống với sản lượng gần 20 tỷ con giống mỗi năm.

Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, hiện toàn huyện có tổng đàn gia súc trên 60.000 con, trong đó, có 9.000 con trâu, bò và 48.000 con dê, cừu. Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị được quan tâm. Các mô hình liên kết giúp người dân phát triển và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu.

Hợp tác xã ngày càng phát huy vai trò trong tổ chức, chỉ đạo sản xuất, liên kết nông dân với doanh nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 HTX (tăng 10 HTX so với năm 2010). Chương trình OCOP đã thúc đẩy quảng bá sản phẩm chủ lực và nâng cao giá trị sản phẩm, phát huy lợi thế từng địa phương.

Một trong những lợi thế của Ninh Hải là giống thủy sản có uy tín đối với thị trường trong nước, chiếm ưu thế của tỉnh với 316 cơ sở sản xuất có sức cạnh trạnh cao, sản lượng tôm giống bình quân đạt 19,6 tỷ con giống/năm. Năng lực tàu thuyền hiện có 834 chiếc với 132.590 CV.

Việc đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào khai thác thủy sản đã mang lại hiệu quả, sản lượng khai thác đạt 25.000 tấn/năm. Ngoài ra Ninh Hải được mệnh danh là thủ phủ sản xuất muối diêm dân lớn nhất cả nước, phát huy lợi thế vị trí địa lý với chiều dài hơn 50km bờ biển với tổng diện tích 652 ha (trong đó có 60 ha muối trải bạt). Sản lượng muối diêm dân, muối công nghiệp bình quân hàng năm đạt 290.000 tấn.

ninh-hai-dat-chuan-huyen-nong-thon-moi-sau-10-nam-phan-dau-182938_732.jpg

Măng tây xanh đem lại thu nhập rất cao cho người nông dân huyện Ninh Hải.

Ngoài việc sản xuất muối truyền thống trên nền đất, nhiều diêm dân đã đầu tư công nghệ sản xuất muối sạch trải bạt, sản lượng, chất lượng muối kết tinh và giá bán cao, ổn định. Từ tiềm năng và vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cây trồng, vật nuôi đặc trưng tạo cho Ninh Hải có những lợi thế cạnh tranh lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Phát huy tiềm năng về du lịch, huyện đã quy hoạch phát triển không gian du lịch theo vùng, quy hoạch đô thị, phát triển các cụm du lịch Vĩnh Hy, Ninh Chữ - Đầm Nại. Các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch vườn, thể thao đa dạng, phong phú, đã thu hút được nhiều du khách.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới huyện tiếp tục đoàn kết phấn đấu, chung sức, quyết tâm thực hiện có hiệu quả về xây dựng NTM. Tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế biển, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện NTM, tiến tới xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, để đảm bảo xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.


 

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.