Nông dân khóc ròng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10

Một loạt doanh nghiệp lớn ngành chăn nuôi vừa thông báo tiếp tục tăng giá thức ăn chăn nuôi. Theo đó, mức tăng giá thức ăn chăn nuôi trung bình từ 200 - 300 đồng/kg, tùy loại. Chuyên gia nói cần làm 5 điều này để giảm chi phí chăn nuôi.

Vài ngày trước, Công ty TNHH De Heus thông báo tăng giá bán 300 đồng/kg với các sản phẩm thức ăn đậm đặc dành cho lợn và gà; tăng 240 đồng/kg thức ăn chăn nuôi dành cho lợn con và gia cầm đẻ. De Heus cũng tăng giá bán thêm 200 đồng/kg cho các loại thức ăn còn lại (không áp dụng cho thức ăn thủy sản). Mức tăng này áp dụng cho khách hàng phía Nam từ tỉnh Quảng Trị đến Cà Mau.

Công ty cổ phần MMS Feed (hệ thống Nhà máy Proconco và Anco) tăng giá thức ăn chăn nuôi lợn và gà thịt thêm 300 đồng/kg, thức ăn gia cầm và lợn con tăng 240 đồng/kg, các loại khác tăng 200 đồng/kg.

 Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam thông báo điều chỉnh tăng giá tất cả các sản phẩm thức ăn chăn nuôi 300 đồng/kg và áp dụng từ ngày 21/02/2022.

gia-thuc-an-chan-nuoi-16469972155101269988586.jpg


Công nhân đổ thức ăn chăm sóc đàn lợn nái tại trang trại của ông Phan Văn Miền (ở Yên Mô, Ninh Bình). Ảnh: HĐ

Một doanh nghiệp lớn trong ngành thức ăn chăn nuôi khác là Công ty TNHH CJ Vina Agri cũng điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi cho tất cả các dòng sản phẩm với mức tăng 300 đồng/kg. Lý do Công ty CJ Vina Agri đưa ra là giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động nên việc tăng nhằm ổn định chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, giá bán sản phẩm chăn nuôi như giá gia cầm, giá lợn hơi, giá cá lại liên tục ở mức thấp, việc tiêu thụ khó khăn càng đẩy người chăn nuôi vào thế khó. 

Là chủ trang trại đang nuôi hàng nghìn con lợn thịt ở Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), ông Phạm Văn Hoạt cho biết, hàng chục năm chăn nuôi lợn nhưng chưa bao giờ ông gặp nhiều khó khăn như bây giờ. 

Ông Hoạt thống kê, từ tháng 11/2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có khoảng 10 lần điều chỉnh tăng. Mức tăng tổng cộng khoảng 70.000-100.000 đồng/bao, tùy loại. Theo đó, hiện giá bán lẻ nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường đang ở mức rất cao.

Đơn cử, giá thức ăn chăn nuôi dành cho lợn con từ lúc tập ăn đến lúc 15kg/con hiện đã ở mức 450.000-470.000 đồng/bao. Riêng một số loại thức ăn đậm đặc dành cho lợn, giá lên đến 600.000-700.000 đồng/bao.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, từ năm 2020 đến nay giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi của người nông dân.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng là do chúng ta vẫn phải nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tới 80%. Trong khi giá các nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như lúa mì, ngô, đậu tương đều tăng mạnh do ảnh hưởng chiến sự Nga – Ukraina; tình hình mùa vụ ở các nước sản xuất lớn gặp bất lợi.

"Tình hình dịch Covid-19 phức tạp làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Tôi cho rằng giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn cao trong thời gian dài, chưa có dấu hiệu xuống được" - ông Dương nhận định. 

Vậy giải pháp nào để giảm chi phí, đảm bảo ổn định sản xuất? Theo ông Nguyễn Xuân Dương, thứ nhất là phải tìm cách tiết kiệm chi phí. Nhà sản xuất cần tận dụng nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc nhập khẩu.

Thứ hai, người chăn nuôi thì tiết kiệm trong sử dụng, tận dụng hiệu quả, hợp lý hơn các phế phụ phẩm nông nghiệp. Nước ta có rất nhiều phế phụ phẩm nông nghiệp có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm như bã đậu tương, bã sắn, bã dứa, vỏ hạt điều, thân lá cây rau đậu, khoai lang...

Phải tìm mọi giải pháp hợp lí để giảm chi phí chăn nuôi.

thuc-an-chan-nuoi-phu-pham-nong-nghiep-16469983359451358008021.jpg


Mô hình nuôi dê thịt từ vỏ đậu nành và các phụ phẩm khác ở Tri Tôn, An Giang. Ảnh: H.C

Thứ 3 là tìm cách giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu thức ăn thông qua việc giảm các thủ tục kiểm tra, kiểm dịch. Các cơ quan liên quan cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu nhanh hơn, đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, nâng cao năng lực bốc dỡ, logistics thuận lợi. Chỉ cần giảm 10-15% chi phí logistics là đã giảm được rất nhiều chi phí sản xuất.

Thứ 4, tăng cường sản xuất nguyên liệu trong nước, tận dụng đất trống trồng các loại cỏ, trồng ngô sinh khối; nâng cao hiệu quả việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Thứ 5 là thay đổi cơ cấu vật nuôi, hạn chế vật nuôi sử dụng ngũ cốc, tăng vật nuôi ăn cỏ.

Theo ông Dương, chúng ta đã có đề án công nghiệp hóa sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong nước sẽ đẩy mạnh sản xuất để tiến tới giảm nhập khẩu, nhưng song song đó vẫn phải nhập khẩu chứ chưa giảm ngay được, nhằm đảm bảo an ninh dinh dưỡng cho đàn vật nuôi rất lớn của nước ta.

"Nhiều ý kiến cho rằng, dịch bệnh Covid-19 và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như vậy thì nên quay lại phương thức chăn nuôi truyền thống. Nhưng tôi cho rằng không nên. Không thể quay trở lại chăn nuôi kiểu thái rau chuối, bèo tây như ngày xưa. Vẫn phải phát triển chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn và hiện đại, trang trại tập trung và giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Có như vậy mới kiểm soát được dịch bệnh, áp dụng quy trình an toàn thực phẩm, kiểm soát được cung – cầu..." - ông Dương khẳng định.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%... Dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.

Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 551 triệu USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu nhập từ Argentina, Brazil và Mỹ.

Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn lúa mì (khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu) và 3% tổng sản lượng ngô từ Nga và Ukraine, nhưng hiện thị trường này đang tắc, ảnh hưởng đến nguồn cung.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.