Nuôi bò "khổng lồ", sau 3 tháng lãi 6 triệu đồng

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh đã đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ nông dân.

Trong đó, nổi bật là phát triển các dự án về chăn nuôi bò thịt vỗ béo theo hướng an toàn sinh học, khi tham gia nông dân được hỗ trợ về con giống, vốn, kỹ thuật, thức ăn...

Nông dân được hưởng lợi

Theo ông Trần Minh Hưng - Giám đốc TTKN tỉnh Thái Bình, dự án "Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt" giai đoạn 2020 - 2022 với sự hỗ trợ kinh phí của TTKN quốc gia đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho những hộ nông dân khi tham gia dự án.

Mục tiêu của dự án là nâng cao năng suất, giá trị trong chăn nuôi bò vỗ béo, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường; từ hiệu quả các mô hình trình diễn, thông qua các lớp đào tạo, hội thảo tuyên truyền sẽ nhân rộng mô hình ra cộng đồng từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo đó, năm 2021, TTKN tỉnh Thái Bình đã xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt với 2 điểm trình diễn tại các huyện Đông Hưng, Thái Thụy, quy mô 250 con, có 40 hộ tham gia.

1-1-6-163359938537887932388.jpg

Mô hình nuôi bò thịt vỗ béo nhốt chuồng của gia đình anh Nguyễn Trọng Chung (ở thôn Nghĩa Chỉ, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Công Cường

Từ hiệu quả của dự án "Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học", TTKN tỉnh Nam Định đang tiếp tục xây dựng mô hình tại 2 xã Giao Thịnh và Giao Châu (huyện Giao Thủy), dự kiến năm 2022 sẽ tiếp tục mở rộng dự án tại các xã của huyện Ý Yên.
Khi tham gia dự án, nông dân được hỗ trợ 50% tổng lượng thức ăn tinh hỗn hợp, 50% lượng thuốc tẩy ký sinh trùng và gần 50% lượng chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, với tổng khối lượng 33.750kg thức ăn hỗn hợp, 375 liều thuốc tẩy ký sinh trùng, 46 lít chế phẩm vi sinh; lượng vật tư còn lại người dân đóng góp đối ứng để xây dựng mô hình.

Năm 2021, gia đình ông Bùi Văn Tuân (ở thôn Lương Đống, xã Hà Giang, Đông Hưng) có 20 con bò vàng được lựa chọn để thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo. Không chỉ được hỗ trợ vật tư, ông Tuân còn được hướng dẫn kỹ thuật chế biến, bảo quản thức ăn và cách vỗ béo bò.

Ông Tuân cho biết, sau 3 tháng, đàn bò của gia đình phát triển khỏe mạnh và tăng cân hơn. Khi bán, trung bình mỗi con bò, ông lãi thêm được 500.000 đồng so với nuôi truyền thống. Nuôi bò vỗ béo thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tự nhiên như trước đây.

Cũng được hưởng lợi khi tham gia dự án, gia đình ông Bùi Sỹ Dem (ở thôn Trường Xuân, xã Thụy Trường, Thái Thụy) tham gia mô hình với 9 con bò thịt giống lai Sind, 3B. Ông Dem cho hay, đàn bò được nuôi trên nền đệm lót sinh học có sức đề kháng, miễn dịch tốt. Tác động của hệ vi sinh vật có lợi sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật tiềm ẩn mầm mống gây bệnh, bảo đảm vật nuôi luôn sinh trưởng khỏe mạnh, đồng đều, duy trì tỷ lệ đàn. 

Ngoài ra, áp dụng chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học giúp gia đình xử lý chất thải từ chăn nuôi, môi trường nuôi sạch, không mùi. Sau sử dụng, đệm lót đem ủ thành nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng, đặc biệt là cỏ trồng phục vụ nguồn thức ăn xanh cho bò.

Lãi cao nhờ nuôi bò "khổng lồ"

Tại tỉnh Nam Định, một trong những kết quả nổi bật của TTKN tỉnh này là triển khai thực hiện dự án TTKN Quốc gia năm 2020 "Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học". Mô hình được thực hiện tại 15 hộ dân của 2 xã Hồng Thuận và Giao An (huyện Giao Thủy), với tổng số 155 con bò giống lai 3B và lai Brahman, độ tuổi từ 10 - 18 tháng tuổi.

2-4-1633660137166313677996.jpg

 Cán bộ TTKN tỉnh Thái Bình kiểm tra mô hình nuôi vỗ béo bò thịt được triển khai tại huyện Vũ Thư tháng 9/2020. Ảnh: Thúy Quỳnh

Thức ăn sử dụng để vỗ béo gồm các loại có sẵn tại địa phương như: Thức ăn thô xanh (cỏ khô, rơm khô, bã rượu, bã đậu, rỉ mật), thức ăn tinh (các loại hạt ngũ cốc, cám gạo, khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, hạt bông), thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Quy trình vỗ béo được áp dụng với phương thức nuôi nhốt trong chuồng trên nền đệm lót sinh thái, cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo nhu cầu.

Theo TTKN tỉnh Nam Định, sau 3 tháng áp dụng quy trình vỗ béo, các hộ nuôi tham gia mô hình đã xuất bán bò, thu lãi tổng cộng 785 triệu đồng. Hạch toán kinh tế cho thấy mỗi con bò áp dụng đúng quy trình chăm sóc trọng lượng cơ thể tăng bình quân 860g/con/ngày, khi xuất bán cho thu nhập cao hơn khoảng 17% so với bò không áp dụng quy trình vỗ béo.

Hiện mô hình đã phát triển thêm 4 hộ nuôi trong vùng áp dụng với 26 con bò nuôi vỗ béo, hiệu quả tăng 16,7%.

Tại tỉnh Bắc Ninh, anh Nguyễn Trọng Chung (ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du cho biết, năm 2018 gia đình anh được TTKN và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bắc Ninh cho tham gia dự án "Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt nhốt chuồng", với quy mô 28 con (chủ yếu là giống bò lai 3B).

Tham gia mô hình anh Chung được tập huấn kỹ thuật nuôi, vỗ béo bò và hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn hỗn hợp cho bò. Kết quả sau 3 tháng nuôi vỗ béo, mỗi con bò tăng trọng thêm từ 70 - 80kg thịt hơi, thu lãi 5 - 6 triệu đồng/con.

Anh Chung chia sẻ: "Nuôi bò thịt theo phương thức nhốt chuồng vừa đỡ tốn công lao động, bò lại tăng trọng nhanh, mở ra một triển vọng mới mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi".

Đến nay, anh Chung chuyển hẳn sang chuyên nuôi bò thịt với tổng đàn 100 con. Để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, anh chọn mua toàn giống bò đực lai 3B (con lai giữa bò 3B với bò lai Brarhman) khoảng 5-6 tháng tuổi, trọng lượng từ 130 - 150kg/con của các hộ chăn nuôi trong thôn và các vùng lân cận.

Với giá bán hiện nay khoảng 100.000 đồng/kg bò hơi, anh Chung dự kiến sau khoảng 1 năm nuôi, trung bình mỗi con bò thịt cho lãi từ 10 - 12 triệu đồng. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.