Phát triển chăn nuôi: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người dân, bảo vệ môi trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị kinh tế, ngành Chăn nuôi cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và hội nhập sâu với thế giới.

Xây dựng chuỗi liên kết, hướng đi bền vững

Hiện nay, Hà Nam là tỉnh có tổng đàn chăn nuôi lớn ở khu vực phía Bắc, khi lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 95.130 tấn, trong đó lợn hơi chiếm tỷ trọng lớn. Tuy có thời điểm gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, tốc độ tái đàn chậm, giá cả thị trường biến động, song lợn vẫn là con nuôi chủ lực của Hà Nam, cơ cấu thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm 73,8% tổng sản lượng thịt hơi các loại; giá trị chăn nuôi lợn cao, chiếm 56% trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, gấp khoảng 13 lần tổng giá trị sản xuất của chăn nuôi trâu, bò.

Nhằm phát triển mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm và kết nối thị trường, những năm qua, Hà Nam tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân,  doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm trực tiếp ký kết bảo đảm đầu ra với các trang trại, hộ chăn nuôi. Nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với nhiều hình thức, cách thức khác nhau, như mô hình liên kết theo hình thức gia công của Công ty cổ phần chăn nuôi CP, Dabaco Hà Nam.

2.jpg

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển ngành chăn nuôi.

Cùng với đó, các hộ chăn nuôi đã đầu tư làm chuồng trại với quy mô nuôi từ vài trăm đến vài nghìn con gia súc, gia cầm. Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y kèm hỗ trợ kỹ thuật cho người dân và mua lại sản phẩm của người chăn nuôi để cung ứng ra thị trường. Cuối năm 2018, Tập đoàn Masan đã khánh thành Tổ hợp chế biến thịt mát MEAT Hà Nam, công suất 140 nghìn tấn thịt lợn/năm, với công nghệ hiện đại, mang thương hiệu Meat Deli.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam, cho rằng, việc xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi, chế biến, tiêu dùng là hướng đi tất yếu. Tỉnh khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng chuỗi liên kết, giảm thấp nhất các khâu trung gian, hướng đến phát triển bền vững. Cụ thể, người chăn nuôi, các trang trại phải thay đổi cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý quy trình sản xuất. Hiệu quả của việc liên kết chuỗi trong chăn nuôi được thể hiện rõ nhất trong chăn nuôi bò sữa. Tỉnh hiện có gần 4.000 con bò sữa, đến nay, 100% số hộ chăn nuôi bò sữa đã thực hiện tốt việc liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi.

Giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Tuy nhiên, những hộ chăn nuôi có sự liên kết chuỗi với doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định cả về sản lượng xuất chuồng và giá bán. Ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Hồng Minh (Phú Xuyên - Hà Nội) tâm sự, gần đây, ngoài thị trường tự do, thương lái thu mua vịt giá 30.000-32.000 đồng/kg, nhưng trang trại của ông vẫn bán 50.000 đồng/kg do sản xuất theo hướng an toàn sinh học và liên kết với Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green (huyện Thường Tín) nên được bao tiêu sản phẩm.

Theo ông Trần Đình Thành, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì (Hà Nội), dịp sau Tết Nguyên đán, có lúc giá gà ta thả vườn ở các nơi giảm còn 60.000-70.000 đồng/kg, nhưng các trang trại thành viên của Hội không những vẫn bán giá 90.000 đồng/kg mà còn được các siêu thị, doanh nghiệp thu mua với số lượng lớn vì đã ký hợp đồng với đơn vị tiêu thụ, được bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, do chung nhau đặt mua đơn hàng số lượng lớn, nên mức giá thức ăn chăn nuôi bán cho Hội thấp hơn so với việc  trang trại riêng lẻ tự mua...

Là doanh nghiệp thu mua sản phẩm gia cầm trên địa bàn Thủ đô, bà Phạm Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic Green, cho biết, vừa qua, khi giá gia cầm giảm mạnh, công ty vẫn thu mua vịt, gà, trứng gia cầm với giá bảo đảm có lãi cho người nông dân. Chỉ cần nông dân sản xuất bảo đảm chất lượng thì không sợ ế hàng, công ty sẽ thu mua như cam kết trong hợp đồng.

Cách làm của Đồng Nai

Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước khi thuộc top đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, mặt hàng lợn, gà vẫn nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực  trong giai đoạn hội nhập.

Để đạt được kết quả nói trên, theo ông Huỳnh Thành Vinh, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai, tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn trong chăn nuôi lợn. Các doanh nghiệp và hợp tác xã chăn nuôi, hộ chăn nuôi lợn tái đàn trên cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn sinh học.

Đồng Nai cũng làm việc với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện an toàn dịch bệnh, tăng cường phát triển đàn giống để có nguồn cung cấp cho các hộ chăn nuôi. Tỉnh có chính sách khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi đảm bảo an toàn cho nông dân.

Đến nay, Đồng Nai có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi, xây dựng được liên kết chuỗi với người chăn nuôi theo hình thức gia công. Trong chuỗi này, doanh nghiệp cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm... Hiện, không ít hợp tác xã chăn nuôi đã có chuyển biến rõ nét trong tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp với chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ.

Ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Đồng Nai, cho biết, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, các hệ thống trang trại chăn nuôi của các doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định, an toàn do sản xuất với công nghệ vận hành hoàn toàn tự động, cần ít nhân công. Đây là giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí chăn nuôi, hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh và nâng cao chất lượng trong sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn khó khăn do chi phí đầu vào tăng.

Nhiều giải pháp gỡ khó

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt cần triển khai các giải pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi để hạ giá thành; đầu tư con giống có chất lượng; tăng cường công tác phòng dịch để hạn chế thiệt hại; đẩy mạnh công tác chế biến, ổn định thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu...

Theo ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng,  giải pháp đầu tiên là đổi mới tổ chức sản xuất chăn nuôi, cơ cấu lại vùng chăn nuôi; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, từng bước kiểm soát, liên kết các cơ sở chăn nuôi nông hộ thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng quy mô tạo ra số lượng sản phẩm lớn, tạo sự ổn định cho đầu ra sản phẩm.

Cùng với đó, tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, chú trọng phát triển các loại vật nuôi đặc trưng, đặc sản tại các vùng có tiềm năng, lợi thế; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; đẩy mạnh áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn và xử lý chất thải chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; phát triển chăn nuôi gắn với thị trường chế biến và tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững…

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho rằng, cần cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm với các đối tượng nuôi chủ lực. Bên cạnh đó, cơ cấu lại giống và nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi. Nâng cao năng suất sinh sản vật nuôi bằng cách sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, tiến tới phương thức cấy truyền phôi, nhân giống có năng xuất chất lượng, để cải thiện chất lượng vật nuôi.

Mặt khác, tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất gắn kết với các trang trại cùng đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm, ký kết tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Cơ cấu lại hệ thống giết mổ, sơ chế sản phẩm gia súc, gia cầm, để quản lý tốt nhất cơ sở giết mổ tập trung và hạn chế giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Về vấn đề thức ăn, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng, cần chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt hiệu quả thấp sang trồng cây thức ăn chăn nuôi như: ngô, sắn... Việc tổ chức sản xuất trồng ngô, sắn theo hình thức hợp tác xã, trong đó doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thu mua ngô, sắn của nông dân với giá ổn định. Đồng thời, phát triển sản xuất protein từ côn trùng như ruồi lính đen để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như: chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng, khoáng vi lượng…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, muốn phát triển quy mô chăn nuôi bền vững, phải giải quyết bài toán môi trường, cần ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn. Khoa học công nghệ cần thể hiện được vai trò để tạo động lực. Cần nỗ lực xây dựng chuỗi khép kín, có thể vừa theo chiều dọc và vừa theo bề ngang, trong đó hợp tác xã, doanh nghiệp rất quan trọng.

Theo ông Tiến, chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi và logistics với nhà máy chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại. Các ngân hàng cần tăng dư nợ cho vay với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bởi chu kỳ chăn nuôi khá dài.

Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tăng cường chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi; xây dựng và áp dụng các phần mềm để đảm bảo cập nhật, quản lý, khai thác các dữ liệu chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, sản xuất các loại chế phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sử dụng hiệu quả các nguyên phụ liệu có sẵn tại địa phương.

Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, để cạnh tranh được trong hội nhập, ngành chăn nuôi phải thay đổi theo hướng sản xuất công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học; thực hiện truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngay cả các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng buộc phải tuân theo quy luật của thị trường, phải tính toán lại bài toán đầu tư chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Gỡ khó những vấn đề trước mắt

Để ngành Chăn nuôi phát triển đạt hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt cần triển khai các giải pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi để hạ giá thành; đầu tư con giống có chất lượng; tăng cường công tác phòng dịch để hạn chế thiệt hại; đẩy mạnh công tác chế biến, ổn định thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu.

1.jpg

Anh Phạm Văn Hợi, Giám đốc HTX Chăn nuôi gia cầm Hợp Thành, xã Hợp Thành (Sơn Dương - Tuyên Quang) cho biết, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến người nuôi gặp khó, thua lỗ, nên hạn chế tái đàn.

Anh Phạm Văn Hợi, Giám đốc HTX Chăn nuôi gia cầm Hợp Thành, xã Hợp Thành (Sơn Dương, Tuyên Quang) cho biết, từ năm 2021, thức ăn tăng thêm 100.000 đồng/bao 25kg, gà giống từ 10.000 đồng tăng tới 13.000 - 14.000 đồng/con, trong khi giá bán gà thịt giảm. Ba lứa gần đây gia đình lỗ khoảng 500 triệu đồng. Bây giờ làm sao để hạ được giá con giống, giá thức ăn. Cùng với đó, hạn chế nhập khẩu gà và các sản phẩm đông lạnh.

Ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc HTX kinh doanh Thao Thanh (Lạng Giang, Bắc Giang) cho biết, cần nuôi theo an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh. Cùng với đó, Nhà nước cần quản lý chặt thực phẩm không nguồn gốc, nếu để sản phẩm này bán tràn lan, bán tự do sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới người chăn nuôi chân chính.

Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, Nhà nước cần kiểm soát chặt khâu giết mổ, quan tâm khuyến khích đến truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP T&T 159 Hòa Bình cho rằng, cần tạo điều kiện, tháo gỡ rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp, đề xuất khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý môi trường vào chăn nuôi, khuyến khích những mô hình mới để nhân rộng.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hay, đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi.

Các chuyên gia ngành chăn nuôi cho rằng, cần nhanh chóng tổ chức lại sản xuất để không còn tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ và thiếu an toàn dịch bệnh.

Triển khai giải pháp mang tính chiến lược

Theo một số chuyên gia, cần có những giải pháp mang tính chiến lượng cho ngành Chăn nuôi. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm, gia súc lớn.

Phát triển rộng mô hình các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong nước, xuất khẩu. Tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước, giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình lưu thông. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử, đưa sản phẩm nông sản lên các sàn giao dịch điện tử; xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch nông sản quốc tế tại Việt Nam.

Chú trọng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ngành Chăn nuôi cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, thu hút các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi hiện đại, khép kín, tự động để tối ưu hóa sản xuất, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có giá thành cạnh tranh, chất lượng cao để hướng tới xuất khẩu. Khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

Đối với chăn nuôi nông hộ, cần phổ biến cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả an toàn, khuyến khích người chăn nuôi tự phối trộn thức ăn. Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực giống vật nuôi, ưu tiên giống bản địa. Ngoài ra, ngành cần vận dụng tối đa các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA và đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa tập trung cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chương trình giống, bởi đây là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của ngành Chăn nuôi.

Cùng với đó, cần có sự đột phá mới về chính sách trong  thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi, nhất là chính sách về đất đai, vốn, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức chăn nuôi liên kết gắn sản xuất với quy hoạch sử dụng nguồn nguyên liệu trồng trọt, thủy sản đa dạng trong nước, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, gia tăng giá trị, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao...

Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý thị trường, tổ chức thị trường ngành hàng thịt hiện đại, bền vững. Nâng cao năng lực quản lý, điều tiết thị trường giá cả của Nhà nước; phân công, phân nhiệm và quy trách nhiệm giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về quản lý, điều tiết thị trường, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Ngày 6/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Chính phủ đề ra 5 đề án ưu tiên tập trung vào những nhóm vấn đề quan trọng cần đổi mới và hiện đại hóa để thúc đẩy phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

Theo đó, 5 đề án bao gồm: Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi.

 

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.