Quảng Trị: Áp dụng chăn nuôi vịt trên sàn lưới

Những năm gần đây, bên cạnh cách nuôi vịt truyền thống như chăn thả trên đồng hay ao hồ, hiện nay nhiều nông dân ở xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) mạnh dạn áp dụng hình thức chăn nuôi vịt trên sàn lưới.

Nuôi vịt trên sàn lưới là cách làm mới này đang phát huy hiệu quả, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh vừa tăng năng suất cho các hộ nông dân tại đây.

anh20120-20bich20lien20copy-1634401658556-1634401659232205541572.jpg

Mô hình nuôi vịt trên sàn lưới của gia đình anh Hoàng Hà, thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị- Ảnh: B.L

Gia đình anh Hoàng Hà ở thôn Long Quy là một trong những hộ chăn nuôi vịt quy mô lớn tại xã Tân Long. Trước đây, anh Hà chủ yếu nuôi vịt theo mô hình chạy đồng truyền thống, vừa tốn công chăm sóc mà nguy cơ dịch bệnh cao. Hơn một năm trở lại đây, anh Hà đầu tư nuôi vịt siêu thịt trên sàn lưới. Bước đầu mô hình đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Khác với mô hình nuôi vịt chạy đồng truyền thống, mô hình nuôi vịt cạn của anh Hà đang được thực hiện là nuôi trên sàn làm bằng sắt và trải lưới mắt cáo lên trên. 

Sàn nuôi vịt được giăng lưới trên hệ thống đà vững chắc cao trên 50 cm so với mặt sàn xi măng, trên mặt sàn căng lưới mềm chuyên dùng cho chăn nuôi. Ngoài diện tích nhỏ cho vịt phơi nắng, phía trên sàn lưới có mái che mưa cao và thoáng gió.

Theo anh Hà, cách làm này giúp vịt sống trong môi trường thoáng mát và không tồn đọng phân vịt, nhờ vậy sẽ hạn chế được dịch bệnh. 

Giống vịt gia đình anh đang nuôi là giống vịt siêu thịt, có thời gian nuôi từ 50 - 60 ngày, trọng lượng mỗi con đến khi xuất bán đạt trung bình từ 2-3kg, theo giá thị trường hiện nay khoảng 35 - 40 ngàn đồng/kg. 

Với quy mô hơn 3 ngàn con, cùng với chu kỳ nuôi ngắn, mỗi năm anh Hà xuất ra thị trường hơn 12 ngàn con vịt, hằng năm gia đình anh có thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng. 

Anh Hà chia sẻ thêm: “Trước đây tôi nuôi vịt trên cạn thì hay bị dịch bệnh, không mang lại hiệu quả. Sau khi áp dụng phương pháp nuôi vịt trên sàn lưới thì vịt đã ít bị bệnh rõ rệt, ít hao hụt nên mang lại hiệu quả cao. Với mô hình nuôi vịt trên sàn lưới thì vốn đầu tư ban đầu nhiều nhưng do chăn nuôi quay vòng nhanh, ít tốn công chăm sóc và vịt lớn nhanh, khấu hao thấp, mức lãi cao nên hiệu quả kinh tế cũng cao hơn”.

 Ngoài mô hình của anh Hoàng Hà, hiện tại trên địa bàn xã Tân Long có 3 trang trại chăn nuôi vịt trên sàn lưới với hơn 10.000 con. Sau hơn 2 năm áp dụng hình thức chăn nuôi này có thể nhận thấy đây là mô hình nuôi mới với hình thức nuôi khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đem lại năng suất cao. 

Hiện tại xã Tân Long cũng như một số địa phương tại huyện Hướng Hóa đang xây dựng chính sách khuyến khích người nuôi vịt trên địa bàn xã nuôi vịt trên sàn lưới để giúp người dân tận dụng địa hình đất dốc nhằm tăng thu nhập trên những vùng đất trũng, khó canh tác. 

Đặc biệt, mô hình nuôi vịt trên sàn lưới được nhiều hộ gia đình thử nghiệm thành công đang mở ra hướng chăn nuôi mới, bảo đảm an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, giúp người dân vươn lên ổn định cuộc sống, có thu nhập cao.

Ông Nguyễn Triệu Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long cho hay: Trong thời điểm người dân gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng như COVID-19 đang có diễn biến phức tạp thì đây là mô hình, cách làm hay, góp phần ổn định kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Đối với địa phương thì chăn nuôi vịt trên sàn lưới là mô hình mới với hình thức nuôi khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, đem lại năng suất cao. 

Với những hiệu quả bước đầu mang lại, thời gian tới, địa phương sẽ khuyến khích người nuôi vịt trên địa bàn xã nuôi theo hình thức này để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng thực phẩm trong chăn nuôi”.

Ưu điểm của nuôi vịt trên sàn lưới là cần ít diện tích mặt bằng, ít tốn công chăm sóc, dễ quản lý và vịt lớn nhanh, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình chăn nuôi này có hiệu quả, người chăn nuôi cũng cần tìm hiểu kỹ kiến thức chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và cần tìm được đầu ra ổn định.

 

Nguồn: Theo báo Quảng Trị

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.