Tại sao dịch tả lợn châu Phi tái phát sau thời gian yên ắng?
Trong tháng 8 và 9/2021, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái xuất hiện tại một số địa phương. Riêng ở tỉnh Nghệ An, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh này cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại và lây lan ra 9 huyện...
Dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện nhiều nơi
Theo ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại hàng nghìn hộ của 50 tỉnh, thành phố.
Đã có 93.261 con lợn buộc phải tiêu huỷ, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Các tỉnh, thành phố có số lượng lợn phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi lớn gồm: Nghệ An 19.239 con; Hà Tĩnh 14.984 con; Lạng Sơn 9.400 con; Cao Bằng 6.800 con.
Hiện, cả nước có 354 ổ dịch tại 120 huyện của 33 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Thông tin từ Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An, hiện tỉnh có tổng đàn lợn 916.000 con, tăng 3,25%. Tính từ đầu năm đến 15/9, bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại với 264 ổ dịch tại 20 huyện, thành thị, tổng trọng lượng lợn tiêu hủy 1.000 tấn.
Ngày 26/9, thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An, dịch tả lợn châu Phi đã tái xuất hiện ở 9 huyện trong tỉnh, gồm: Quỳ Hợp, Diễn Châu, Nam Đàn, Đô Lương, Quế Phong, Nghi Lộc, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tương Dương.
Tại huyện Quỳ Hợp, dịch xuất hiện tại 8 xã với 505 hộ dân có lợn bị bệnh. Số lợn bị chết do dịch là 1.832 con, tổng trọng lượng tiêu hủy trên 101 tấn.
Huyện miền núi Quế Phong cũng tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã Châu Kim, Quang Phong và thị trấn Kim Sơn. Từ đầu tháng 8 đến nay, số lợn nhiễm dịch đã tiêu hủy là 340 con của 128 hộ.
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Diễn Châu, từ tháng 7 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát ở 8 xã: Diễn Nguyên, Diễn Xuân, Diễn Kỷ, Diễn Cát, Diễn Kim, Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Quảng, tổng số lợn nhiễm dịch, phải tiêu hủy tính đến ngày 23/9 là 154 con, tổng trọng lượng trên 11 tấn lợn hơi.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho hay, thời điểm thời tiết đang chuyển mùa, mưa nhiều, dễ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Do vậy, người chăn nuôi cần mua con giống rõ nguồn gốc, không có dịch bệnh. Không nên mua con giống của những người đi bán rong; tiêm phòng các bệnh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Nông dân TP.Móng Cái (Quảng Ninh) phun tiêu độc khử trùng chuồng nuôi lợn. Ảnh: U.B.T
Cùng với đó, tiến hành khử trùng tiêu độc, đặc biệt là rắc vôi bột trong khu vực chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh. Cho lợn ăn thức ăn đã nấu chín, đặc biệt bà con không lấy các loại rau trôi ngoài sông suối, tránh lây lan dịch bệnh từ động vật chết, hoặc chất thải tại các lò mổ thải ra môi trường.
Còn tại tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Ngọc Truân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi phát sinh và lây lan mạnh, nhiều ổ dịch tái phát trở lại. Nhất là 3 tháng gần đây, dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Hiện, dịch bệnh vẫn lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Tính từ đầu năm đến ngày 14/9, tỉnh Cao Bằng đã có 1.335 hộ ở 10 huyện, thành phố có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, tiêu hủy 350.000 con lợn.
Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi cao
Tại hội nghị về phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian vừa qua, hiệu quả từ giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học đã giúp đẩy nhanh việc tái đàn, tăng đàn.
Hiện nay, tổng đàn lợn cả nước đạt 26,67 triệu con (tương đương 86,7% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi 1/1/2019), cho thấy sự cố gắng rất lớn của ngành chăn nuôi, thú y và các địa phương.
Theo ông Tiến, nguy cơ các loại dịch bệnh động vật xảy ra vào giai đoạn tới là rất cao. Nguyên nhân, các loại mầm bệnh còn lưu hành với tỷ lệ cao, phạm vi rộng.
Trong đó, có các loại mầm bệnh tồn tại lâu ngoài môi trường (nhất là virus dịch tả lợn châu Phi) lây lan nhanh và rộng. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn và các sản phẩm từ lợn tăng mạnh.
Do vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị thời gian tới các địa phương cần quan tâm, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học, khử trùng tiêu độc tại các địa phương đang có dịch và những nơi có nguy cơ cao; giám sát chặt chẽ dịch để sớm phát hiện, cảnh báo và xử lý kịp thời; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận