Tàm Xá kỳ vọng vụ quất Tết, nỗ lực nâng “chất” tiêu chí NTM

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là chú trọng tiêu chí thu nhập, người dân vùng quất cảnh xã Tàm Xá (Đông Anh - Hà Nội) mong dịch Covid - 19 sớm đi qua, để các nghệ nhân có thêm nhiều quất cảnh phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần-2022.

1.jpg

Ông Thắng chăm sóc quất, kịp phục vụ Tết 2022.

 665 hộ trồng quất cảnh hàng năm

Ông Hoàng Viết Thắng (thôn Đoài, xã Tàm Xá) cho biết, địa phương ông nằm giữa bãi bồi ven sông Hồng, chủ yếu trồng rau ăn lá, ngô..., cung cấp cho nội thành Hà Nội.

Có dấu mốc đáng ghi nhớ là, năm 2010, ông và một số hộ dân đến Văn Giang (Hưng Yên) mua quất cảnh về chơi Tết, thấy đất đai ở đây không màu mỡ như ở bãi bồi sông Hồng, nhưng vẫn trồng được quất cảnh. Ông và một số bà con mua về trồng thử, riêng ông mua 3.000 cành chiết, với giá 5.000 đồng/cành.

Sau một năm chăm sóc, theo dõi, thấy cây quất của Tàm Xá trồng cùng đợt với nhà vườn Hưng Yên, nhưng cây của Tàm Xá đẹp hơn nhiều so với cây quất trồng ở Hưng Yên. Từ 5 – 7 hộ trồng năm trước, năm sau có 50 – 70 hộ trồng, cứ như vậy, đến nay  có gần 665 hộ chuyên quất cảnh ở Tàm Xá. Trong đó, có 465 hộ trồng quất Tết, 200 hộ trồng quất cành, cung cấp cho những hộ làm quất cảnh.

Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, người dân Tàm Xá phải thuê bà con Hưng Yên về hướng dẫn, qua đó, học hỏi luôn cách uốn tỉa, chăm sóc, từ khi mới trồng đến khi bán được quất Tết. Quất cảnh trồng năm thứ 3 thì có thể khai thác, nếu 1 cây quất cảnh 100% quả, thì phải tỉa đi 60%, chỉ giữ lại 40%. Ngoài ra, còn phải học cách trồng quất “tứ quý”, nghĩa là một cây quất đạt chuẩn, phải có hoa, lộc, quả xanh, quả chín.

Bình quân một năm, gia đình ông Thắng cung cấp cho thị trường khoảng 300 cây quất cảnh, trong đó 25% số cây có giá từ 700.000 đồng/cây đến 1 triệu đồng/cây; loại bình thường 1,2 – 1,5 triệu đồng/cây; loại khá 5,5 – 7,5 triệu đồng/cây (chỉ có khoảng 6 - 7 cây). Cá biệt, năm 2020, gia đình có 1 cây quất Tết, giá 25 triệu đồng, người dân mua làm quà biếu cho khách nội thành Hà Nội.

“Trước đây, khi chưa trồng quất cảnh, bà con trồng ngô 2 vụ/năm, lãi 2 triệu đồng/sào/12 tháng (chưa được 100.000 đồng/tháng). Trong khi đó, chỉ đơn cử như 200 hộ trồng quất giâm cành, cây ít nhất có 80 cành, cây nhiều nhất 300 cành (sau 1 năm đã có cành bán), giá  25.000 đồng/cành, trừ chi phí, lãi 20.000 đồng/cành. Tính ra, 1 sào (360m2) thu 40 triệu đồng, trừ 10 triệu đồng chi phí, lãi 30 triệu, gấp 13 lần trồng ngô quà.

Tuy nhiên, 2 năm nay, người trồng quất gặp khó. Năm 2020, do có dịch Covid - 19 bùng phát mạnh,  thất thu 1/3 so năm 2019. Dự kiến, năm 2021 còn thấp hơn nữa, chỉ còn khoảng ½”, ông Thắng cho biết thêm.

Ông Nguyễn Viết Ánh ở thôn Đoài cho biết, ông trồng quất từ năm 2007 đến nay, với diện tích 7.200m2. Thông thường, mỗi năm có trên 200 cây quất Tết (chia làm 3 lứa để bán gối đầu), bình quân 2 triệu đồng/cây, hiện, quả quất đã bằng viên bi ve. Dịp Tết năm 2021 thu được 350 – 400 triệu đồng, cả xã có khoảng 400 hộ có thu nhập như ông.

Ngoài ra, ông Ánh còn có gần 500 cây quất giống, theo đó, cây của năm nay được chiết từ cây mẹ năm trước (2 năm phải thay cây mẹ 1 lần). Bình quân, mỗi năm gia đình ông bán được vài vạn cây giống, với giá 700.000 - 800.000 đồng/cây. Đầu ra là các hộ dân ở nội thành Hà Nội như phường Tứ Liên, Nhật Tảo (quận Tây Hồ) và các vùng lân cận, họ bán lại với giá gấp 2- 3  lần ở Tàm Xá.

“Ngoài 2 vợ chồng chăm sóc vườn quất, còn phải thuê thêm 1 người để vặt quả bé, vẹo vọ, hoặc làm cỏ, với giá 250.000 đồng/ngày”, ông Ánh cho biết thêm. 

Nâng “chất” các tiêu chí

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Tàm Xá, ông Lê Huy Du, cho biết: “Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã là 256ha, trong đó, quất cảnh 85ha; quất giống 21ha, ước đạt 1tỷ 250 triệu đồng/ha/năm (tăng 13ha so với năm trước, và tăng 400 triệu đồng/ha/năm so cùng kỳ). Trong đó, quất cảnh bán dịp Tết 21ha, đạt 1,7 tỷ đồng/ha/năm (tăng 6ha so cùng kỳ năm trước, song, giảm 300 triệu đồng/ha).

Cũng theo ông Du, Bộ tiêu chí XDNTM hợp nhất giai đoạn 2021 – 2025, Đông Anh có 3 đơn vị chuyển từ xã thành phường: Liên Hà, Bắc Hồng, Tàm Xá. Hiện, Tàm Xá đã đạt 13/22 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí thu nhập bình quân đầu người đạt 59,6 triệu đồng/năm (quy định của thành phố 85 triệu đồng/năm). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 95%, Tàm Xá đã đạt 88%”.

Theo ông Du, Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” (thời gian từ 2 năm trở lên). Những tiêu chí gần đạt, chưa đạt, xã đang xây dựng kế hoạch theo từng lĩnh vực, để có giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Các tiêu chí chưa đạt đều có giải pháp cụ thể từng năm và giai đoạn.

Theo đó, năm học 2020-2021, Trường Mầm non được công nhận  đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020 - 2025;  Trường Tiểu học có 324/913 em hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện. Trường THCS có 201/553 em đạt loại giỏi; 94/99 em thi đỗ vào các trường công lập, đạt 95%.  Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã kiểm tra 2 đợt; 33/33 hộ ký cam kết, đủ điều kiện VSATTP, đạt 100%.

Hiện, huyện Đông Anh đang tiếp tục chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, và bố trí vốn đầu tư xây dựng xã thành phường. Tàm Xá vẫn giữ được “vùng xanh” trong phòng chống dịch Covid - 19, nên bà con vẫn chủ động sản xuất, kinh doanh. Song, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid - 19, nguy cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 85ha quất cảnh, chuẩn bị phục vụ Tết Nhâm dần 2022.       

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: “Đông Anh đã thực hiện tốt Đề án xây dựng huyện thành quận, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; xã, thị trấn thành phường; xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2020 - 2025.

Mặt khác, huyện cũng đã tổ chức rà soát, đánh giá, chấm điểm, lựa chọn được 03 xã (Liên Hà, Bắc Hồng, Tàm Xá) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021. Song, tồn tại lớn nhất của 3 đơn vị này là tiêu chí cơ sở vật chất trường học, chưa xã nào đạt và đang bị “điểm liệt”. Thời gian tới, cần xây dựng Kế hoạch thực hiện, Bộ tiêu chí hợp nhất cấp xã năm 2021 và giai đoạn 2021-2025

Đồng thời, cần hướng dẫn các địa phương duy trì tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt, để từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí. Không để tiêu chí từ đạt chuyển thành không đạt khi đến thời điểm xem xét, đánh giá”.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.