Thắng lớn nhờ nuôi 'gà khuyến nông' thả vườn
Nhờ được dự án khuyến nông hỗ trợ giống gà lai Đông Tảo thụ tinh nhân tạo, từ vấn chuyển giao kỹ thuật, các hộ nuôi gà đã thắng lớn dịp cuối năm.
Nhằm thúc đẩy phong trào chăn nuôi gia cầm, giúp nông dân gia tăng thu nhập, năm 2021, Trạm Khuyến nông Mỹ Hào (Hưng Yên) đã phối hợp với UBND xã Cẩm Xá triển khai mô hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn.
Mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Duyến ở xã Cẩm Xá. Ảnh: H.Tiến.
Tham gia mô hình, bà con đã được tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, được hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi và một số vật tư phòng ngừa dịch bệnh khác.
Bà Nguyễn Thị Dung được hỗ trợ 700 con gà lai Đông Tảo, nuôi từ đầu tháng 8/2021. Đến nay, trung bình mỗi con đã nặng gần 3 kg, cao hơn so với đàn gà nuôi đối chứng (ngoài mô hình) khoảng 0,5 kg.
Gà “khuyến nông” của bà Dung cho trọng lượng vượt trội gà đối chứng do con giống được nhập từ các cơ sở nhân giống gia cầm bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Gà sơ sinh khỏe, khả năng chống chịu tốt, độ đồng đều cao, ít nhiễm dịch bệnh, nuôi nhanh lớn hơn. Hiện tại, thương lái đã hỏi mua gà của bà Dung với giá 100.000 đồng/kg, nhưng bà để chờ Tết Nguyên đán Nhâm Dần mới bán, nhằm được lãi cao hơn.
Ông Phạm Văn Cải (hộ tham gia mô hình) nuôi 400 con gà “khuyến nông”. Vì cần tiền đóng học phí cho con, ông Cải đã bán bớt gần nửa số gà trên cách nay mấy hôm. Tính ra, từ con giống bóc trứng, nuôi tới xuất chuồng (gần 5 tháng), mỗi cân gà hơi, ông Cải lãi trên 30.000 đồng, tương ứng lợi nhuận đạt 100.000 đ mỗi con. Số còn lại, để bán vào dịp Tết âm lịch, chắc chắn ông Cải sẽ có lãi từ 50.000 đồng/kg gà hơi trở lên.
Gà lai Đông Tảo của chị Dung "phục" bán Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Ảnh: H.Tiến.
Ông Cải cho biết, khi đăng ký tham gia mô hình, ông rất lăn tăn! Con giống có nguồn gốc thụ tính nhân tạo, chắc gì chất lượng thịt đã ngon? Vì thế ông không dám nhận nuôi nhiều. Giờ mới thấy tiếc. Gà “khuyến nông” thương phẩm, đã giữ nguyên được đặc tính ưu tú của con giống bố mẹ, chân to, thể trọng lớn, ít lông, thân hình vững chãi, da dày màu đỏ, thịt dai săn chắc, hàm lượng mỡ thấp, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ “hét” được giá ngất ngưởng, nhất là vào các dịp lễ, tết.
Chị Nguyễn Thị Duyến có nuôi 500 con gà “khuyến nông”, cũng cho hay: Các hộ trong mô hình được lãi lớn, do chất lượng con giống tốt, chăn nuôi theo hướng thả vườn, tỷ lệ hao hụt giống thấp (dưới 3%), rất ít cho ăn cám công nghiệp. Đặc biệt, con nào chân cũng to lộc ngộc.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi sau khi tham gia mô hình của khuyến nông, chị Đinh Thị Ngân, một hộ tham gia mô hình cho biết: Để nuôi gà thả vườn đạt hiệu quả cao, tốt nhất chọn mua gà con mới nở từ các cơ sở nhân giống gia cầm bằng thụ tinh nhân tạo và chỉ chon nuôi con trống.
Trong 2 tháng đầu tiên, cần cho gà ăn cám viên công nghiệp, nhằm giúp gà con nhanh lớn, khỏe mạnh, chống chịu tốt. Từ sau tháng thứ 2 trở đi, tùy khả năng nông hộ, có thể cho ăn công nghiệp (chỉ dùng cám từ các nhà máy chế biến thức ăn gia cầm), bán công nghiệp (cám công nghiệp đậm đặc phối trộn với bột ngô, cám gạo), không công nghiệp (chỉ nuôi gà bằng thức ăn hữu cơ tận dụng).
Gà "khuyến nông" chân to lộc ngộc, nhờ được mua từ nguồn giống thụ tinh nhân tạo đảm bảo chất lượng. Ảnh: H.Tiến.
Tiêm vacxin phòng bệnh (cầu trùng, niu-cat xơn, gumboro, cúm H5N1, tụ huyết trùng) đúng lịch thú y. Chú ý, chỉ sử dụng vacxin cho gà khỏe mạnh, không tiêm vacxin khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, và khi gà thiếu thức ăn hoặc nước uống quá 24h.
Vườn thả gà phải thông thoáng, thoát nước nhanh, không bị bóng cây che kín hoàn toàn. Sau mỗi lứa nuôi gà phải tiến hành vệ sinh vườn cây sạch sẽ, để trống vườn 2-3 tháng mới thả chăn thả gà trở lại. Đặc biệt không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích hoa, đậu quả cho vườn cây có nuôi thả gà.
Chuồng trại cho gà cần làm nơi cao ráo, thoáng mát, xa nơi người ở. Cửa chính của chuồng trại mở theo hướng đông nam. Nền chuồng có đệm lót sinh học, nhưng phải tránh mưa hắt, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đệm lót. Và không được phun thuốc khử trùng trực tiếp lên đệm lót có lợi khuẩn. Khi đệm lót có mùi hôi thối thì bổ sung lợi khuẩn và đảo đều,…
"Khuyến nông các cấp đã đóng vai trò then chốt trong việc triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ở địa phương. Qua đó giúp nông dân cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần cùng cả nước, đảm bảo an sinh xã hội bền vững trên địa bàn", ông Lê Quang Thủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Xá đánh giá.
Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa
Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.
Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh
Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.
Giống gà quý chuyên ngủ trên cây
Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.
Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao
Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.
Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ
Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…
Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.
Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg
Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.
Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo
Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.
Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn
Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.
Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao
Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.
Bình luận