Thụ tinh nhân tạo nâng tầm gà Đông Tảo

Nhờ thụ tinh nhân tạo, chất lượng con giống xuất ra đồng đều, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, mở ra cơ hội phát triển hàng hóa giống gà đặc sản của Hưng Yên.

288-124632_26.jpg

Gà trống lai Đông tảo để khai thác tinh phối giống nhân tạo cho gà mái đẻ. Ảnh: HB. 

Hiện, hầu hết các trang trại gia cầm ở Hưng Yên đã đưa tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào nhân giống giống gà lai Đông Tảo. Đi đầu phong trào này là các chủ trang trại ở huyện Yên Mỹ, huyện Khoái Châu, huyện Văn Giang,…

Anh Nguyễn Văn Dân ở Hoàn Long, Yên Mỹ cho biết, anh đang nuôi thường xuyên 2.500 gà mái đẻ và 2.000 gà hướng thịt, trung bình mỗi tháng đưa ra thị trường trên 30.000 con gà lai Đông Tảo 1 ngày tuổi, hơn 1.500kg gà thương phẩm. Để tiêu thụ hết lượng gà các loại sản xuất từ trang trại, anh Dân luôn kết nối chặt chẽ với các thương lái thu mua gà, bán cho Chợ đầu mối Gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội).

Anh Dân chia sẻ, chăn nuôi con gì cũng vậy, có lúc được lúc lỗ, lắm khi chỉ thu hồi đủ vốn. Nói về nguyên nhân thúc đẩy các nhà nông đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà sinh sản, anh Dân cho rằng, cơ bản do thể trọng con trống lai Đông Tảo rất lớn (4 - 6kg/1 con), khó cho phối giống tự nhiên đạt hiệu quả cao. Mặt khác, cơ quan khuyến nông Trung ương đã kịp thời xây dựng mô hình điểm, giúp các nhà nông có chỗ tìm đến thăm quan và học hỏi.

289-125021_906.jpg

Gà mái đẻ Đông Tảo chăn nuôi nhốt chuồng và thụ tinh nhân tạo. HB. 

Trong quá trình nuôi, thụ tinh nhân tạo cho đàn gà đẻ, anh Dân cũng đúc rút thêm được một số kinh nghiệm: Gà nuôi hậu bị dưới 1 tháng tuổi, nên cho ăn cám công nghiệp tỷ lệ đạm 21%. Gà 1-2 tháng tuổi chọn cám có tỷ lệ đạm 19%.

Từ tháng thứ 3 trở đi phải tách nuôi trống riêng, mái riêng và cùng cho ăn cám tỷ lệ đạm 16%, nhằm giảm béo, cơ thịt săn chắc, sau gà mái đẻ dễ hơn, gà trống cũng dễ lấy tinh.

Đối với gà trống, từ 10 tháng tuổi mới tiến hành khai thác tinh, trống tốt có thể khai thác tinh tới 3 năm. Gà mái 6 - 7 tháng tuổi sẽ báo đẻ, nhưng chỉ lấy trứng đưa vào ấp nở ở đàn gà nuôi từ tháng thứ 7 - 8.

Thời gian lấy tinh và thụ tinh nên bắt đầu từ 14h, kết thúc vào 18h30. Phân tích mốc thời gian này, anh Dân hé lộ: Gà vốn là động vật hoang dã đã được thuần hóa lâu đời, nhưng vẫn giữ được bản năng, đêm thức gáy cầm canh, ngày mỏi mệt phải đi kiếm ăn bổ sung năng lượng, chỉ khi sắp lên chuồng ngủ, gà mới dồi dào sức khỏe. Nên khai thác tinh và phối giống gà vào khung giờ đã nêu là tốt nhất, tinh khỏe, khả năng cho trứng đạt tỷ lệ có phôi cao.

287-125359_487.jpg

Máy ấp nở trứng gà của chủ trang trại gia cầm của anh Nguyễn Văn Dân. Ảnh: HB.

Chú ý, trong quá trình phối giống cần kết hợp kiểm tra, phát hiện sớm những gà trống ít tinh, gà mái vừa bị viêm nhiễm, để loại thải kịp thời, tránh lãng phí thức ăn. Gà lai Đông Tảo đẻ khá ít, khoảng 12 trứng/1 con/1 tháng. Để gà đẻ đều và nhiều hơn, cần kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày từ 12-16h. Nên dùng bóng đèn led 4W, treo 1 cái/1m2 cho tiết kiệm điện.

Phòng trị dịch cho gà đáng ngại nhất hiện nay là bệnh cúm H6N1. Đây là chủng virus mới, nước ta chưa có vacxin ngừa đặc hiệu. Các bệnh khác có thể phòng trị hiệu quả bằng vacxin hoặc thuốc sẵn có tại các cửa hàng thuốc thú y.

Một lưu ý khác mà các trang trại mới bước vào nghề hay vấp phải là: Sau bật công tắc điện máy ấp trứng một lát, thấy đồng hồ báo nhiệt độ 37,5-37,80C (thích hợp), nhưng chưa dùng nhiệt kế cầm tay đo lại xem có đúng không. Đã đưa trứng vào máy rồi khép cửa, dẫn đến có thể làm giảm tỷ lệ ấp nở hoặc hỏng cả mẻ trứng trên 10.000 quả, gây thất thoát không đáng có. Bởi đôi khi rơ le nhiệt trong lò bị đoản mạch, báo sai, nhất là với các mấy ấp cũ, sử dụng lâu ngày.

“Gà sinh sản thả nền hay bị nhiễm bệnh, tỷ lệ đẻ thấp (khoảng 30%), hao hụt chăn nuôi lớn, giá gà giống không cao, tỷ lệ nuôi trống, mái cần 20% (cao), tăng chi phí thức ăn, tăng công lao động, tốn diện tích chuồng trại. Gà sinh sản từ thụ tinh nhân tạo trên chuồng lồng sẽ khắc phục được các nhược điểm trên, trong đó, gà con sinh ra mang đầy đủ các đặc tính ưu tú của bổ mẹ, tỷ lệ nuôi trống, mái chỉ 3% (rất thấp), tỷ lệ gà đẻ đạt cao (40-45%), tỷ lệ trứng có phôi trên 90% (gà đẻ nuôi thả nền tỷ lệ trứng có phôi dưới 80%)”, ông Nguyễn Tiến Thắng chủ trại gà sinh sản ở xã Bình Kiều, Khoái Châu chia sẻ.

 

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.