Thuốc trừ sâu đang giết 'ngày một nhiều' các loài thụ phấn

Các cơ quan quản lý có thể đang đánh giá thấp sự nguy hiểm của các loại thuốc trừ sâu hỗn hợp, thủ phạm khiến cho nhiều loài thiên địch có ích dần biến mất.

3500-162400_585.jpg

Một con ong đang thu phấn hoa từ cây hoa hướng dương. Ảnh: Reuters

Một nghiên cứu quốc tế vừa công bố trong tuần này tái khẳng định, ong và các loài thụ phấn khác có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và môi trường sống tự nhiên. Và bằng chứng về sự sụt giảm mạnh của quần thể côn trùng trên toàn thế giới đang làm dấy lên lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và hệ sinh thái tự nhiên.

Dữ liệu phân tích, tổng hợp mới của hàng chục báo cáo khoa học được thu thập trong 20 năm qua đã xem xét, đánh giá mối liên quan giữa hóa chất nông nghiệp, các loài ký sinh và độ yếu ớt trong các hành vi của loài ong - chẳng hạn như sự biếng ăn, suy giảm trí nhớ, sinh sản kém và tình trạng sức khỏe nói chung.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi những tác nhân gây căng thẳng khác nhau này tương tác với nhau, chúng có tác động tiêu cực đến loài ong, làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong.

EPA đã trưng ra bằng chứng về hàm lượng imidacloprid có trong mật hoa ở mức 25 phần tỷ hoặc cao hơn- nguyên nhân khiến các loài thụ phấn bị sụt giảm đáng báo động trong nhiều năm qua.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cũng cho rằng, việc phun xịt nhiều loại thuốc trừ sâu gối nhau trên đồng ruộng có khả năng là "đồng phạm", có nghĩa là sự tác động tổng hợp của chúng lớn hơn tổng các tác động riêng lẻ.

Đồng tác giả Harry Siviter, thuộc Đại học Texas tại Austin nói: “Sự tương tác giữa nhiều loại hóa chất nông nghiệp này làm tăng đáng kể tỷ lệ chết của loài ong”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả của họ “chứng minh rằng quy trình quản lý môi trường hiện tại không bảo vệ loài ong khỏi những hậu quả không mong muốn do sự tiếp xúc, phơi nhiễm với quá nhiều hóa chất nông nghiệp phức hợp”.

Nghiên cứu kết luận: “Nếu không giải quyết được vấn đề này và tiếp tục để ong cũng như nhiều loài thụ phấn, thiên địch có ích tiếp xúc với nhiều tác nhân gây căng thẳng do con người gây ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ dẫn đến sự suy giảm nhanh của quần thể ong và các loài thụ phấn, gây phương hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái”.


Trong một bài bình luận cũng được đăng trên tạp chí Nature, Adam Vanbergen thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Pháp cho biết, côn trùng thụ phấn đang ngày càng phải đối mặt với các mối đe dọa từ nông nghiệp thâm canh, bao gồm các hóa chất như thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu, cũng như làm giảm lượng phấn hoa và mật hoa trong môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi, khai thác ong mật được quản lý ở quy mô công nghiệp cũng làm tăng thêm các nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng và bệnh tật cho nhiều loài thụ phấn.

screenshot_1628328145-162303_703.jpeg

Hoạt động sản xuất nông nghiệp thâm canh, sử dụng các hóa chất như thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu đang khiến cho nhiều loài thụ phần đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: The Conversation

Trong khi các nghiên cứu riêng rẽ trước đây đã xem xét cách các yếu tố gây căng thẳng này tác động lẫn nhau, thì phân tích tổng hợp mới "xác nhận rằng hỗn hợp hóa chất nông nghiệp mà loài ong gặp phải trong môi trường sản xuất thâm canh có thể tạo ra rủi ro cho nhiều quần thể thụ phấn khác”.

Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp quốc, khoảng 75% các loại cây trồng trên thế giới sản xuất trái cây và các loại hạt cho con người dựa vào các loài thụ phấn, bao gồm cả ca cao, cà phê, hạnh nhân và anh đào.

Trước đó, vào năm 2019, các nhà khoa học kết luận rằng gần một nửa các loài côn trùng trên toàn thế giới đang suy giảm mật số và một phần ba có thể sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ này.

Tính đến nay, cứ sáu loài ong thì có một loài đã tuyệt chủng. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của các loài thụ phấn được cho là mất môi trường sống và do hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi của con người.

Theo tờ The Guardian, trước đó một đánh giá rủi ro sơ bộ do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) công bố cho thấy, imidacloprid- một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay có thể khiến quần thể đàn ong mật giảm trong một số trường hợp.

Hai loại cây trồng chính bao gồm cây có múi (cam, quýt) và bông vải được ghi nhận bị lạm dụng imidacloprid một cách thái quá. Imidacloprid thuộc nhóm thuốc trừ sâu neonicotinoid, một loại thuốc trừ sâu tổng hợp, được cho là ít gây hại cho con người nhưng lại gây độc cho nhiều loại côn trùng và động vật khác. Loại thuốc trừ sâu này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của côn trùng, dẫn đến tê liệt và tử vong.

 

Bình luận

Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự

Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.

Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn

Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...

Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao

Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tà Mung vàng ruộm mùa ngô

Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.

Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho

Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha

Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.

Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới

Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.