Tiền Giang: Bí quyết trồng trái đặc sản ví như “Vua vitamin C”, lão nông xứ Gò Công thu tiền tỷ

Ở cái tuổi quá 80, nhưng lão nông xứ Gò Công Ba Muốn (Nguyễn Văn Muốn, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vẫn thu nhập tiền tỷ mỗi năm, nhờ trồng sơ ri sạch, một loại trái cây đặc sản của Tiền Giang.

Hiện, lão nông Ba Muốn trồng sơ ri VietGAP với diện tích 3,3ha. Đây là một trong những vườn sơ ri lớn nhất xứ Gò Công.

base64-1630444046485371797364.png

Thu hoạch sơ ri tại vườn của ông Ba Muốn (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Trần Đáng.

Bí quyết trồng sơ ri sạch bán luôn được giá cao
Theo ông Nguyễn Văn Qúi - Trưởng phòng NNPTNT huyện Gò Công Đông - ở xứ Gò Công, ông Ba Muốn là một trong những nông dân trồng sơ ri giỏi nhất.

Giá sơ ri của ông Ba Muốn luôn được thương lái mua cao hơn các nông dân khác.

Nguyên nhân chủ yếu là do trái sơ ri của ông Ba Muốn trồng có vỏ cứng, giúp hạn chế trái dập nát, vận chuyển được xa.

Ông Ba Muốn cho biết, cây sơ ri dễ trồng, chăm sóc dễ, thích hợp mọi điều kiện mưa, nắng. Tuy nhiên, để trái sơ ri có gía trị kinh tế cao cần có thêm những yếu tố khác.

Theo ông Ba Muốn, ở xứ Gò Công có 4 xã trồng sơ ri tốt nhất, gồm: Tân Tây, Tân Đông, Bình Nhị và Bình Ân.

"Đất ở các xã này có sự pha trộn của phèn chua và phèn mặn giúp vỏ trái sơ ri cứng hơn các nơi khác trồng" - ông Ba Muốn thổ lộ.

Tuy nhiên, ông Ba Muốn bộc lộ thêm, việc chủ yếu dùng phân chuồng trong quá trình trồng sơ ri, cũng giúp vỏ sơ ri cứng cáp.

Trong khi nhiều nông dân ở xứ Gò Công trồng sơ ri trên mặt ruộng, ông Ba Muốn cho đắp mô trồng sơ ri. Mỗi mô đất có chiều ngang 1m, chiều cao 30cm.

Nửa tháng sau khi trồng sơ ri, ông Ba Muốn cho bón phân để cây tăng sức phát triển.

base64-1630444046591143438190.png

Ông Ba Muốn chia sẻ kỹ thuật trồng sơ ri cho vỏ cứng. Ảnh: Trần Đáng.

7, 8 tháng sau, khi cây sơ ri bắt đầu ra bông, cho trái chiến, ông Ba Muốn bón đậm phân chuồng cho cây.

"Cây sơ ri rất chịu phân chuồng. Phân chuồng làm cho vỏ sơ ri cứng cáp. Kết hợp yếu tố đất sẽ cho trái sơ ri có giá trị kinh tế cao nhất" - ông Ba Muốn khẳng định.

Hiện, ông Ba Muốn trồng 3 loại giống sơ ri, là: sơ ri nội địa, sơ ri ngọt và sơ ri Brazil. Tuy nhiên, giống sơ ri Brazil chiếm chủ yếu.

Ông Ba Muốn cho biết, về năng suất, giống sơ ri Brazil cao gấp 4 lần sơ ri nội địa và gấp 6 lần sơ ri ngọt. Mỗi năm, sơ ri cho thu hoạch 8 vụ. Mỗi vụ kéo dài 25 - 27 ngày.

"Phải để cây sơ ri ra trái tự nhiên. Nông dân không được ép cây ra trái. Nếu ép, cây sơ ri sẽ mất sức. Khi đó phải một thời gian cây mới cho trái lại", ông Ba Muốn chia sẻ.

 Trồng sơ ri thu tiền tỷ
Nông dân ở đất Gò Công trồng sơ ri có gần 100 năm nay. Lúc đầu, do trái cho màu sắc đẹp, nông dân trồng sơ ri làm kiểng.

Tuy nhiên, khi nhận thấy được giá trị kinh tế trái sơ ri, nông dân đã trồng sơ ri thành vườn trái cây.

Giá trái sơ ri có lúc thăng trầm. Có khi nông dân hạ đốn hàng loạt vườn sơ ri. Nhưng, ông Ba Muốn chưa bao giờ hạ một cây sơ ri nào.

base64-16304440466731609974793.png

Trái sơ ri của ông Ba Muốn không chỉ to, mộng nước mà còn có vỏ cứng được thương lái rất thích thu mua. Ảnh: Trần Đáng.

"Tôi chưa chặt cây sơ ri nào. Với hơn 3ha trồng sơ ri, chặt thì biết trồng cây gì trên diện tích như thế này", ông Ba Muốn bộc bạch.

Thay vì chặt sơ ri khi giá thấp, ông Ba Muốn lại dốc vốn đầu tư nâng chất trái sơ ri. Từ trồng sơ ri theo truyền thống, ông Ba Muốn chuyển sang trồng sơ ri theo chuẩn VietGAP bán trái sơ ri cho công ty.

Hiện, mỗi ngày ông Ba Muốn thu hoạch 3 – 4 tấn trái sơ ri. Với sản lượng thu hoạch này, ông Ba Muốn luôn có 30 nhân công thu hoạch và sơ chế trước khi bán sơ ri cho công ty.

Theo ông Qúi, do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống, dịch Covid-19, hiện giá sơ ri tại vườn khoảng 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo nhiều nông dân trồng sơ ri, với giá sơ ri này nông dân cũng đã có lời.

Hiện, tỉnh Tiền Giang có khoảng 270ha cây sơ ri, sản lượng hơn 5.382 tấn/năm, năng suất bình quân 20 tấn/ha. Riêng, huyện Gò Công Đông có hơn 160ha cây sơ ri. Sơ ri Gò Công đã được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể số 77327 cho sản phẩm sơ ri Gò Công.

Cây sơ ri là 1 trong 7 loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Ngoài tiêu thụ nội địa, sơ ri còn xuất khẩu sang các nước: Nhật, Singapore…

base64-1630444046768332844526.png

Nhân công sơ chế sơ ri trước khi xuất bán. Ảnh: Trần Đáng.

Trái sơ ri được mệnh danh là "vua vitamin C". Hàm lượng vitamin C của trái sơ ri cao gấp 30 lần trong cam, chanh.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự

Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.

Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn

Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...

Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao

Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tà Mung vàng ruộm mùa ngô

Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.

Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho

Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha

Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.

Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới

Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.