Trồng bí ngòi xanh ngon ăn, nhanh cho thu nhập

Bí ngòi dễ trồng, sâu bệnh ít và dễ phòng trừ. Bí ngòi cũng nhanh cho thu hoạch, hiệu quả khá cao.

Phải băng qua một đoạn đường cực kỳ lầy lội ngoài đê sông Hồng, chúng tôi mới đến được Trang trại Rau, hoa và Cây ăn quả Trịnh Tiệp ở xã Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên.

399-211256_904.jpg

Hoa cúc trồng ở trang trại Trịnh Tiệp. Ảnh: H.Tiến.

Anh Tiệp cho biết tổng diện tích trang trại rộng 13ha, bao gồm 9ha nhãn, 3ha hoa các loại và 1ha rau ăn quả. Vụ này chỉ còn cây bí ngòi cho thu hoạch, định kỳ cứ 2 ngày anh Tiệp lại thu được 300 kg quả, giá bán trung bình 13.000 đồng/kg, bí loại 1 có thể bán được 25.000 đồng/kg. Để giảm bớt trung gian trong khâu tiêu thụ, anh Tiệp thường mang nông sản làm ra từ trang trại, cung ứng trực tiếp cho các siêu thị và các đầu mối bán lẻ ở Hà Nội nên hiệu quả từ gieo trồng rau, hoa các loại tăng cao rất đáng kể.

Anh Tiệp phẩn khởi khoe: Chỉ riêng thu hoạch từ trồng bí ngòi 2 vụ/năm đã có 350 - 400 triệu đồng, chưa kể nguồn lợi từ các cây hoa cúc, huệ, lily và hoa chậu. Nhờ đó, sau 4 năm khởi nghiệp, anh Tiệp đã xây dựng được hơn 1.000m2 nhà màng, nhà lưới để trồng những cây rau quả mẫn cảm cao với sâu bệnh và trồng hoa các loại, mua được ô tô tải vận chuyển nông sản tới các đầu mối tiêu thụ và chăm sóc cho 9ha nhãn 3 - 4 năm tuổi.

464-211256_808.jpg

Vườn bí ngòi đang kỳ cho thu hoạch quả của anh Tiệp. Ảnh: H.Tiến.

Qua khảo sát thực tế cho thấy: Các khu bãi dọc theo mép sông của huyện Kim Động hầu hết đều trồng chuối tây, không bền vững, sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc thị trường Trung Quốc, rất đỏng đảnh. Cây chuối tây cũng chỉ trồng được 3 - 4 năm là phải chuyển đổi sang cây trồng khác loại. Nếu tiếp tục trồng chuối sẽ thất thu, bởi sẽ bị bệnh vàng lá gây hại diện rộng. Cây chuối còn rất phàm ăn, tiêu hút kiệt quệ độ phì nhiêu của đất, khi nhiễm bệnh sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới một số cây trồng khác. Vùng chuyên chuối tiêu hồng xã Tứ Dân, Khoái Châu là một minh chứng.

So với cây chuối nói chung, trồng bí ngòi dễ canh tác hơn, sâu bệnh ít và dễ phòng trừ hơn, hiệu quả sản xuất cũng cao gấp 3 lần trồng chuối các loại. Đây có thể là một trong những hướng đi cho các nhà nông vùng bãi.

Theo kinh nghiệm của anh Tiệp, để trồng bí ngòi đạt hiệu quả cao, đất trồng cần giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, tưới tiêu chủ động, ruộng cày bừa và thu dọn sạch cỏ dại, lên luống cao 30cm, mặt rộng 80cm, rãnh rộng 30 - 40cm. Bổ hốc gieo 2 hạt/khóm sau chọn để lại 1 cây khỏe. Nên ngâm hạt giống trong nước ấm 2 - 3h vớt ra đãi sạch nhớt rồi ủ trong khăn bông ẩm tới nứt nanh thì đem gieo ươm trong bầu túi nilon đựng giá thể mùn đất. Khi cây con ra 1 - 2 lá thật, bứng trồng ra ruộng sản xuất. Mật độ trồng 16.000 cây/ha (550 - 600 cây/sào), trồng một hàng đơn giữa luống.

465-211257_62.jpg

Lô hàng quả bí ngòi xuất bán cho các siêu thị sạch ở Hà Nội. Ảnh: H.Tiến.

Sau trồng, giữ ẩm luống thường xuyên ở ngưỡng 70 - 75% sức giữ ẩm đồng ruộng, chú ý đảm bảo độ ẩm ở thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả. Tưới nước tốt nhất lắp đặt hệ thống phun mưa tự động, có thể bơm dẫn nước vào rãnh cho ngấm đều lên mặt luống rồi rút kiệt.

Bón phân/1ha: Phân chuồng hoai mục 20 tấn; đạm urê 150kg; lân supe 60kg; kali clorua 150kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 20% lượng đạm, 20% lượng kali. Số còn lại chia bón thúc 3 lần: Lần 1 (sau cây bén rễ hồi xanh), bón 20% lượng đạm và 20% lượng kali. Lần 2 (khi cây bắt đầu ra hoa), bón 30% lượng đạm cùng 30% lượng kali, kết hợp vun xới. Lần 3 (sau bón thúc lần 2 từ 10 - 15 ngày) bón hết lượng phân còn lại.

Nên trộn đều các loại phân kết hợp xới xáo làm cỏ, rải phân xung quanh cách gốc 1,5cm và lấp đất lại. Nếu dùng màng phủ nông nghiệp thì bón vào gốc qua lỗ đục cách hốc cây 15cm hoặc pha loãng phân trong nước để tưới.

466-211258_362.jpg

Cây bí ngòi thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả. Ảnh: H.Tiến.

Thụ phấn bổ sung khi cây bí được 25 - 30 ngày tuổi, ngắt hoa đực, bỏ hết cánh rồi quét nhẹ đầu nhị phấn lên nhụy hoa cái, thời gian tiến hành khoảng 7 - 10 giờ sáng.

Phòng trừ sâu bệnh: Đất mới và ruộng trồng vụ đầu hầu như không bị sâu bệnh hại. Từ vụ thứ 2 trở đi có thể phát sinh một số đối tượng dịch hại chính, như sâu xám, rệp, bọ trĩ, bệnh phấn trắng, sương mai, lở cổ rễ. Phòng trừ bằng cách trồng rau trong nhà lưới nhà màng, chọn cây giống khỏe, sạch bệnh, xử lý đất trước khi gieo trồng. Dùng màng phủ nông nghiệp bao luống để khống chế cỏ dại. Bón phân cân đối, thu dọn triệt để tàn dư thực vật trước và sau mỗi vụ gieo trồng, tỉa bỏ kịp thời các quả và cành cây bị bệnh, luân canh bí với cây trồng khác họ.

Khi sâu bệnh gây hại tới ngưỡng kinh tế mới phòng trừ bằng thuốc BVTV sinh học. Có thể dùng một trong số thuốc hóa học để dập dịch.

Thu hoạch khi hoa ở đầu quả vừa rụng (sau trồng khoảng 60 ngày), thu muộn chất lượng quả sẽ giảm. Các hộ nên tận dụng vỏ bao nilon, xi măng, khay, chậu hoặc thùng xốp phế liệu cho trồng bí ngòi trong gia đình, để thư giãn và chủ động nguồn rau xanh, sạch cho cả nhà.

 

 

Bình luận

Để hành tím bung ra 'xuất ngoại': Phải sản xuất hữu cơ thực sự

Để hành tím Sóc Trăng vươn ra xuất khẩu, việc sản xuất không chỉ dừng lại theo hướng hữu cơ, mà phải đạt chứng nhận hữu cơ của tổ chức quốc tế uy tín.

Trang trại cam chỉ... nhà giàu mới dám ăn

Cùng là trái cam Vinh, các nhà vườn nơi khác chỉ bán 28.000 - 35.000 đồng/kg, riêng nhà vườn Nguyễn Thuý ở Cầu Chùa (Gia Lâm, Hà Nội) bán 70.000 đồng/kg vẫn không có bán...

Giống cà chua trái cây tạo sự khác biệt cho nông nghiệp công nghệ cao

Với giống cà chua trái cây, Rijk Zwaan mong muốn mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong nền nông nghiệp, đặc biệt tạo sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Tà Mung vàng ruộm mùa ngô

Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi.

Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam.

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho

Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Dồn lực tái canh 1.500ha cây có múi tại Cao Phong

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình sẽ tập trung tái canh cây có múi tại huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500ha, sau đó mở rộng tại các huyện khác.

Thâm canh táo ở 'vùng đất khát, năng suất 50 tấn/ha

Đầu tư tưới tiết kiệm, màng che chống ruồi đục quả, thâm canh theo hướng VietGAP, năng suất vùng táo xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 500 triệu đồng/ha.

Tà Mung náo nức mùa chanh leo mới

Với sự ra đời của 2 hợp tác xã liên kết trồng chanh leo với DOVECO tại xã vùng cao huyện Than Uyên (Lai Châu), bà con thiểu số nơi đây đang tràn niềm vui.