Trồng cây dược liệu - hướng làm giàu mới của nông dân Hà Nội
Vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây dược liệu đang lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế và làm giàu từ những vùng đất đồi gò của nông dân Thủ đô.
Ông Nguyễn Văn Hòa đang là chủ sở hữu của vườn dược liệu diện tích 7ha tại xã Xuân Giang (huyện Sóc Sơn) chia sẻ, được huyện và DN hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, thu mua toàn bộ sản phẩm nên gia đình ông đã trồng và phát triển cây dược liệu từ 6 năm nay.
Không chỉ ở Xuân Giang, cây dược liệu còn phát triển tại nhiều xã khác của huyện Sóc Sơn. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng, từ diện tích ban đầu (năm 2014) là 15ha, đến nay, vùng dược liệu trên địa bàn huyện đạt gần 100ha với 80 loại dược liệu được bảo tồn, phát triển. Nhờ đưa các giống dược liệu thuần chủng vào trồng, ứng dụng kỹ thuật thâm canh hữu cơ, cơ giới hóa khâu sản xuất, chế biến nên cây dược liệu ở vùng đồi gò huyện Sóc Sơn mang lại giá trị kinh tế cao, đạt 420 triệu đồng/ha/năm trở lên, gấp 3 lần cây trồng khác.
Nông dân Sóc Sơn chăm sóc vườn cây dược liệu. Ảnh Tùng Nguyễn
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, trước đây, Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004 không quy định về giống cây trồng là cây dược liệu, việc quản lý nhà nước về giống cây trồng cũng không đề cập tới giống cây dược liệu. Vì vậy, khi nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm hay nhập nội giống cây dược liệu rất khó khăn trong công tác công nhận, bảo hộ cũng như quản lý nhà nước về sản xuất, lưu thông.
Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trước đó là Luật Trồng trọt năm 2018 cùng các văn bản hướng dẫn đã đưa giống cây dược liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Bên cạnh đó, cũng đã có các chính sách đặc thù đối với nhóm cây dược liệu. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi, tạo hành lang pháp lý, quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách, nguồn lực để khôi phục, phát triển theo chuỗi giá trị đối với cây dược liệu.
Về chiến lược phát triển, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường khẳng định, để phát triển cây dược liệu cần có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và người sản xuất. Việc sản xuất cây dược liệu đòi hỏi các tiêu chuẩn và quy định khắt khe, nếu người dân trồng cây dược liệu theo hướng tự phát sẽ khó đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Nội xác định phát triển các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu (Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ…) kết hợp hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tập trung tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn... nhằm từng bước đưa dược liệu trở thành một trong những cây trồng thế mạnh của Hà Nội.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/trong-cay-duoc-lieu-huong-lam-giau-moi-cua-nong-dan-ha-noi-427921.html
Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân
Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.
Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!
Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.
Trái ngọt trên vùng đất nghèo
Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Người Khmer vượt khó, làm giàu
Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.
Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”
Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao
Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai
Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới
Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.
Bình luận