Vaccine giúp ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục: Đốc thúc các tỉnh tiêm phòng tối thiểu 80% tổng đàn

Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, từ tháng 12/2020 đến nay đã tổ chức cung ứng, tiêm phòng trên 2 triệu liều vaccine phòng chống bệnh viêm da nổi cục tại 33 tỉnh, thành phố và 27 cơ sở chăn nuôi. Hiện các địa phương đang tiếp tục triển khai tiêm phòng khẩn

Bệnh dịch viêm da nổi cục lây lan nhanh
Theo Cục Thú y, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020. Chỉ sau gần 7 tháng, dịch bệnh này đã xảy ra tại 2.252 xã, thuộc 252 huyện của 32 tỉnh, thành phố, với tổng số 63.714 con gia súc mắc bệnh. Đã có 9.170 con gia súc bị chết và phải tiêu hủy vì bệnh này.

Hiện cả nước còn 1.416 ổ dịch VDNC chưa qua 21 ngày tại 199 huyện của 27 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Tĩnh là địa phương ghi nhận tình trạng dịch bệnh xảy ra nặng nhất với 17.420 trâu, bò bị mắc bệnh, trong đó 2.541 con đã bị chết và tiêu hủy. Tiếp đến là các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá với số trâu bò bị chết và tiêu hủy lần lượt là: 921, 1.559 và 1.329 con. 

Tại Hà Nội, việc kiểm soát dịch bệnh này khá tốt khi toàn thành phố mới chỉ ghi nhận 21 trâu, bò bị mắc bệnh, trong đó có 5 con bị chết và tiêu hủy.

04-16221088111321391794289.jpg


Nông dân Bình Định khẩn trương tìm cách ứng phó với dịch bệnh VDNC. Ảnh: Thăng Bình

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị các địa phương tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh. Quản lý và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán trâu, bò, sản phẩm động vật trái phép. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng và hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC.

Trước tình hình lây lan nhanh và nguy hiểm của dịch bệnh, Bộ NNPTNT, Cục Thú y đã ban hành hàng chục văn bản, tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố; 8 hội nghị quán triệt công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC… 

Trong đó, Cục Thú y đặc biệt nhấn mạnh mùa dịch bùng phát, cần áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu diệt véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng...), nhất là các địa phương cần có kế hoạch, bố trí kinh phí và nguồn lực để tổ chức tiêm vaccine VDNC cho đàn gia súc ở các vùng có dịch, địa phương có nguy cơ cao.

Cục Thú y và các đơn vị liên quan cũng đã thành lập gần 60 đoàn công tác gồm lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật đến địa phương và đã ở đó trong nhiều ngày qua để phối hợp, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, tuy cơ quan chức năng đã có văn bản cảnh báo, hướng dẫn nhận biết bệnh VDNC về các địa phương, nhưng dịch vẫn xảy ra phức tạp do nhiều nguyên nhân. 

Trong đó, quan trọng nhất chính là các vật truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng… còn tồn tại nhiều trong môi trường, khiến dịch lây lan nhanh và rộng chỉ trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, thực tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trong thời gian qua cho thấy, nếu các địa phương thực hiện tốt công tác tiêm vaccine phòng bệnh VDNC (tiêm đạt trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm), thì sẽ góp phần ngăn chặn dịch bệnh rất hiệu quả.

 Cụ thể, theo báo cáo của các địa phương như Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi..., nhờ thực hiện việc tiêm phòng vaccine nên tình hình dịch bệnh tại các địa phương này đã được kiểm soát, số ổ dịch đã giảm rõ rệt (từ 30 - 60%), không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.

Vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh

UBND tỉnh Bình Định đã xuất cấp kinh phí để mua khẩn cấp 10.000 liều vaccine hỗ trợ cho các địa phương để tiến hành tiêm phòng. Ảnh: Thăng Bình
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Thú y, công tác phòng chống dịch VDNC hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một số địa phương chưa tổ chức giám sát, phát hiện dịch bệnh. 

Có những nơi dịch bệnh xuất hiện 1-2 tháng, nhưng do cấp xã, cấp huyện, nhất là tại các địa phương đã sáp nhập thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp mà không phát hiện bệnh, chậm báo cáo cho cơ quan thú y cấp tỉnh. Chưa thực hiện công bố dịch theo quy định; chưa kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài.

Một số địa phương chưa có kế hoạch, chưa kịp thời bố trí kinh phí hoặc chưa bảo đảm nguồn lực để tổ chức tiêm vaccine VDNC cho đàn gia súc…

Thêm vào đó, hiện nay chăn nuôi trâu, bò của nông dân phần lớn quy mô nhỏ lẻ, nhiều vùng bà con vẫn thả rông trâu, bò vào rừng, rất khó cho quản lý, tiêm phòng. Ý thức phòng, chống dịch bệnh của một số người chăn nuôi gia súc chưa cao, phó mặc cho nhà nước, không chấp hành và không tuân thủ các biện pháp chống dịch, cố tìm cách bán tháo gia súc có dấu hiệu mắc bệnh ra thị trường…

Trước tình hình đó, tại hội nghị trực tuyến phòng chống bệnh VDNC trên trâu, bò ngày 27/5, lãnh đạo Cục Thú ý đề nghị các địa phương, đơn vị cần tập trung các nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện công bố dịch theo quy định. Kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo quy định, không để dịch bệnh lây lan, dây dưa kéo dài.

Có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh VDNC; tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường chủ động phòng dịch; tổng vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, giải pháp vaccine đã và đang cho thấy hiệu quả tích cực trong phòng, chống dịch bệnh VDNC. Do đó đề nghị các địa phương khẩn trương có kế hoạch bố trí kinh phí để bảo đảm tiêm phòng tối thiểu 80% tổng đàn trâu, bò thuộc diện tiêm. Hỗ trợ các hộ chăn nuôi mua thuốc diệt nguồn lây nhiễm là côn trùng hút máu (ruồi muỗi, ve, mòng…). 

Nguồn: https://danviet.vn/vaccine-giup-ngan-chan-benh-viem-da-noi-cuc-doc-thuc-cac-tinh-tiem-phong-toi-thieu-80-tong-dan-2021052716513374.htm

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.