Vì sao các trại chăn nuôi ngoài quy hoạch ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn muốn tồn tại?

Hiện nay phần lớn các trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí không phù hợp với quy hoạch, nằm trên lưu vực các hồ cấp nước, trong khu dân cư và hầu như chưa được đầu tư công trình xử lý nước thải đúng quy định

Để di dời và tiến đến chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng lộ trình đến cuối năm 2024 sẽ di dời các trang trại đến khu chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các địa phương chưa tìm được địa điểm làm khu chăn nuôi tập trung đúng quy hoạch sử dụng đất.

Dân kêu khó

Huyện Châu Đức là địa phương tập trung số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhiều nhất của tỉnh. Nhiều năm nay, huyện vẫn đang tìm kiếm địa điểm để quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Địa phương này hiện có 42 trang trại chăn nuôi thuộc diện phải di dời, trong đó có một số trang trại đã nhận hỗ trợ đi dời và chấm dứt hoạt động. Đối với các trang trại chưa đồng ý di dời thì chủ trang trại chưa tìm được quỹ đất phù hợp, đúng quy hoạch.

di_doi_ga_1.jpg

Anh Huề vừa xuất bán lứa gà gần 20.000 con. (Ảnh: Lưu Sơn)

Anh Đinh Huề, ngụ ấp Phú Sơn, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức cho biết, cách đây 10 năm, gia đình anh vào khu vực ấp Phú Sơn mua 1 ha đất để làm trang trại chăn nuôi. Hiện nay, mỗi lứa anh nuôi gần 20.000 con gà, sau khi trừ các chi phí còn lời khoảng trên 50 triệu đồng. Mặc dù trang trại nằm xa khu dân cư nhưng do phần đất này nằm ngoài quy hoạch chăn nuôi tập trung nên vẫn thuộc diện phải di dời.

 Anh Huề chia sẻ, cơ quan chức năng huyện và xã đã nhiều lần thông báo, tuyên truyền về việc di dời cơ sở, nhưng anh vẫn chưa biết đâu là khu vực quy hoạch chăn nuôi.

“Bây giờ chỉ mong chính quyền chỉ cho dân điểm di dời, nếu dân không có đất thì đi thuê, chứ bây giờ tháo dỡ ra thì không làm được. Ở vùng này rất xa khu dân cư, nếu nhà nước chưa làm gì thì để cho người dân sống thêm ít năm nữa, đó là nguyện vọng của nông dân” - anh Huề đề nghị.

Còn ông Trần Tấn Huy, hộ chăn nuôi gà ở xã Đá Bạc, huyện Châu Đức cho biết, gia đình chấp nhận di dời trại chăn nuôi, nhưng đến nay vị trí mới theo quy hoạch chưa biết cụ thể, còn nếu thuê đất đúng quy hoạch để xây dựng trang trại thì giá rất cao. Ông Huy mong muốn được gia hạn thời gian di dời đến hết tháng 12/2024.

“Nếu đến khu nuôi mới mà nhà nước cho thuê đất thì cố gắng vay mượn để đầu tư chuồng trại theo quy trình của nhà nước. Mong Nhà nước cho nông dân chúng tôi thêm thời gian hoạt động để duy trì hoạt động, nuôi con ăn học. Dân ở đông rồi tính tiếp chứ bây giờ khu này đâu có ai ở trong đây” - ông Huy nói.

di_doi_ga_3_.jpg


Ông Đinh Tấn Huy, chủ trại gà gần 30.000 con lo lắng vì trại sẽ phải di dời. (Ảnh: Lưu Sơn)

Kiên quyết di dời

Ông Đỗ Chí Khởi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức cho biết, giá đất hiện khá cao, gây khó khăn cho chủ trang trại khi tìm vị trí chăn nuôi mới và phù hợp quy hoạch, đồng thời chi phí đầu tư trang trại mới tại địa điểm mới rất lớn so với mức hỗ trợ di dời hiện nay.

Bên cạnh đó, gần 200 ha được quy hoạch khu chăn nuôi tập trung của huyện tại thôn 3, xã Suối Rao đang nằm trong phạm vi Dự án hồ chứa nước Sông Ray 2 nên khu vực này khó xây dựng vùng chăn nuôi tập trung vì diện tích bị hạn chế.

Ông Khởi cho biết thêm, địa phương đang tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, không tăng đàn và thực hiện đúng quy định của Luật chăn nuôi.

“Đối với góc độ quản lý nhà nước về chăn nuôi, huyện kiến nghị UBND tỉnh có chủ trương tạo điều kiện cho người chăn nuôi làm thủ tục nhanh hơn để triển khai xây dựng trang trại mới, hoặc địa điểm mới mà người dân muốn di dời. Đồng thời mở rộng thêm vùng quy hoạch để người dân có điều kiện chăn nuôi” ông Khởi nói.

di_doi_ga_2_.jpg


Nhiều trang trại chăn nuôi ngoài quy hoạch vẫn muốn được tồn tại. (Ảnh: Lưu Sơn)

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện toàn tỉnh có 207 trang trại chăn nuôi, trong đó có 118 trang trại heo, 89 trang trại gà và bò. Kết quả thanh tra cho thấy, có 105 trang trại nằm ngoài quy hoạch, trong đó có đến 84 trang trại chăn nuôi đang gây ô nhiễm môi trường, phần lớn không đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc có đầu tư nhưng không đạt quy chuẩn.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 địa phương đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung là Thị xã Phú Mỹ và TP Bà Rịa; 6 huyện, thành phố còn lại chưa được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua quy hoạch chăn nuôi. Dự kiến đến ngày 31/12/2024, tỉnh sẽ di dời và tiến đến chấm dứt hoạt động các trại chăn nuôi ngoài vùng quy hoạch.

Trong thời gian chờ quy hoạch địa điểm chăn nuôi phù hợp, các địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ… kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với địa phương tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác bảo vệ môi trường của từng cơ sở chăn nuôi. Cùng với đó là tuyên truyền đến các cơ sở chăn nuôi thực hiện các thủ tục để di dời, chấm dứt hoạt động 100% trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm không phù hợp quy hoạch./.

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.